moitruongplus Nước thải từ cống ngầm đen kịt bốc mùi hôi thối đang ngày đêm xả trực tiếp ra bãi tắm biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, khiến người dân, du khách vô cùng bức xúc.
Những ngày qua, nước thải từ 3 miệng cống trên đường Hồ Xuân Hương đang ngày đêm xả thải trực tiếp ra bãi tắm biển Sầm Sơn, khiến người dân, du khách vô cùng bức xúc.
Sau nhiều lần cam kết đưa dự án hoạt động nhằm xử lý dứt điểm tình trạng nước thải tràn ra biển, đến nay vẫn còn bỏ ngỏ.
Theo quan sát, nước thải từ hệ thống cống ngầm trên đường Hồ Xuân Hương đen ngòm, bốc mùi hôi thối tràn ra bãi cát gây bức xức cho người dân và du khách. Dòng nước thải đô nhiễm xả thải thẳng ra bãi tắm rồi gây ảnh hưởng đến môi trường và hình ảnh Đô thị Du lịch Xanh mà thành phố đang xây dựng. Dòng nước thải chảy nước chảy xiết bọt tung trắng xóa cứ thế vô tư ngày đêm xả trực tiếp ra biển.
Bà Nguyễn Kim Hoa, ở TP Sầm Sơn cho biết: "Những ngày qua, do mưa lớn nên 3 cống xả thải ngày đêm thải trực tiếp ra biển nhưng chưa thấy chính quyền xử lý. Nước thải trực tiếp ra biển tung bọt trắng xóa bốc mùi hôi thối gây khó chịu cho người dân, du khách ra biển hóng mát".
Nước thải từ cống ngầm ô nhiễm đen kịt bốc mùi hôi thối đang ngày đêm xả trực tiếp ra bãi tắm biển Sầm Sơn.
Bà Hoa cho biết thêm, mỗi lần rủ bạn đi hóng mát thường phải tránh xa 3 cửa cống xả nước thải biển cách ít nhất 5 mét. Vì ở gần khu vực cống, nước thải bốc mùi xốc lên mũi không thể ngồi lâu.
Thấy nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối, ông Nguyễn Văn Nghĩa, người địa phương cho hay: "Chính quyền muốn phát triển thành phố du lịch thì địa phương phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh. Nếu tình trạng này còn kéo dài sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến bộ mặt du lịch Sầm Sơn. Hình ảnh Đô thị Du lịch Xanh mà thành phố đang hướng đến sẽ không bao giờ thành hiện thực".
"Thực trạng 3 cống xả nước thải chưa qua xử lý xả thải lộ thiên thẳng ra biển đã tồn tại nhiều năm qua. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì chính quyền thành phố vẫn lúng túng trong việc đầu tư cơ sở xử lý nước và rác thải đồng bộ. Thành phố muốn xây dựng hình ảnh đô thị du lịch xanh, trước mắt phải có hệ thống xử lý nước, rác thải thân thiện. Kinh nghiệm các nước xây dựng đô thị du lịch biển là đồng bộ trước kết cấu hạ tầng, xây dựng hệ thống cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải, xử lý chất thải rắn…” - Ông Nghĩa nói thêm.
Còn ngư dân Nguyễn Thị Yến cho rằng: "Tình trạng nước thải hôi thối ô nhiễm xả trực tiếp ra biển đã diễn ra cả chục năm nay, qua 3 đời chủ tịch và biết bao lời hứa xuông, cam kết trên giấy tờ nhưng một vấn đề về môi trường ô nhiễm nghiêm trọng gây nhức nhối dư luận (người dân, du khách) vẫn còn bỏ ngỏ”.
Người dân và du khách đang đặt câu hỏi không biết đến bao giờ mọi người mới có thể tắm mát, sinh hoạt, nghĩ dưỡng trong môi trường du lịch xanh trở lại.
Chính quyền Sầm Sơn nợ người dân một lời hứa trên giấy mà nhiều đời lãnh đạo chưa thực hiện về dư án nhà máy xử lý nước thải, nước mưa.
Mùa du lịch các năm trước, nhiều du khách cũng phàn nàn tình trạng đang tắm thì nước thải từ cống lộ thiên chảy ra bãi cát đổ thẳng xuống biển. Sau khi báo chí phản ánh, chính quyền chỉ đạo san lấp mương nước lộ thiên, dùng máy bơm hút nước vào trong để khắc phục sự cố nước thải xả ra biển. Thế nhưng, đó chỉ là giải pháp ngọn mang tính tạm thời để trấn an dư luận. Giờ đây, nước thải vẫn đang ngày đêm xả thẳng ra biển từ những chiếc cống lộ thiên rộng hơn 3 mét. Thử ước chừng, 3 chiếc cống như lớn như vậy, mỗi ngày xả ra biển hàng trăm, nghìn khối nước thải. Sau này, người dân, du khách, trẻ nhỏ đi tắm biển, sẽ đem theo biết bao ký sinh trùng, bệnh ngoài da… Đó phải chăng là một sự cố nhỏ nhưng hậu quả vô cùng lớn. Rồi sau này, ai sẽ dám đến Sầm Sơn tắm biển nữa (!?).
Hệ thống ống nước ngầm bị nước thải, nước mưa cuốn hết lớp cát phủ trên để lộ thiên giữa trời.
Đã nhiều lần chính quyền thành phố công bố trên truyền thông về dự án xử lý nước thải, nước mưa 190 tỷ đồng vào tháng 5/2018 hoạt động. Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì đã gần 4 năm trôi qua vẫn chưa có dự án nào hoạt động. Nước thải vẫn hằng ngày chảy vào cống lộ thiên dọc đường Hồ Xuân Hương xả thẳng ra biển.
Đã rất nhiều cuộc họp nhắc nhở, bàn giải pháp thế nhưng đâu lại vào đấy. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, môi trường vẫn tiếp diễn mặc cho người dân kêu cứu.
Liên quan đến sự việc trên, chúng tôi đã liên hệ với UBND và Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Sầm Sơn, nhưng các cơ quan trên đều né tránh không trả lời (!?).
Do ảnh hưởng bão số 3 toàn tỉnh Bắc Ninh có 163,31 ha/555,65ha rừng trồng, chiếm 29,3% diện tích rừng bị thiệt hại, trong đó 23ha bị gẫy, đổ từ 70% đến 90% số cây; diện tích còn lại gẫy đổ 30-50%.
Sáng nay 10/9, trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã vùi lấp toàn bộ một thôn có 35 hộ dân, với 128 khẩu, khiến 15 người chết, nhiều người mất tích.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội ban hành lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng với mực nước là 10,5 m.
Tối 10/9/2024, ông Giang Tuấn Anh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông tin, đoạn đê sông Lô qua xã Quyết Thắng đã bị vỡ do nước sông lên cao. Hiện nay, công tác vá đê đang được gấp rút triển khai.
Sáng 10-9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội ban hành lệnh số 53/L-BCH, báo động I trên sông Hồng.
Trước tình hình thiên tai nghiêm trọng, sáng 9/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 2285/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó với tình hình lũ quét, sạt lở đất và ngập úng trên địa bàn tỉnh.