moitruongplus Dự đoán 10 triệu người có thể tử vong do nhiệt độ quá cao nếu các nhà lãnh đạo thế giới không đồng thuận cắt giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phát biểu tại Nhà Trắng trong ngày 2-9 rằng "Khủng hoảng khí hậu đến rồi. Chúng ta cần chuẩn bị tốt hơn. Chúng ta cần phải hành động". Mỹ đã phải hứng chịu sự tàn phá trên diện rộng của thời tiết khắc nghiệt - bão Ida tàn phá từ Louisiana đến New York trong khi những đám cháy rừng kỷ lục thiêu đốt California.
Tuy nhiên, khủng hoảng khí hậu không phải chỉ riêng nước Mỹ, nó là vấn đề sống còn của toàn thế giới. Mới đây, thủ tướng Hy Lạp chia sẻ với Reuters: "Trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, cuộc khủng hoảng khí hậu sẽ đại diện cho sự hủy diệt nền văn minh loài người”. Các quốc gia Địa Trung Hải đang chứng kiến những hậu quả của quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu trong suốt những năm qua. Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Síp và Tây Ban Nha đã bị tàn phá bởi những trận cháy rừng và nhiệt độ cao kỷ lục vào mùa hè này.
Ủy ban khí hậu của Liên Hợp Quốc đã cảnh báo rằng các đợt nắng nóng chết người, các trận cuồng phong lớn và các hiện tượng thời tiết kỳ lạ khác sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn trên toàn cầu Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis, 53 tuổi, được đào tạo tại Harvard, đã biến hoạt động chống biến đổi khí hậu trở thành trọng tâm trong các hoạt động của chính quyền Hy Lạp trong nhiệm kỳ của mình. "Chúng ta phải rất, rất, rất rõ ràng. Đây chính xác là những gì đang bị đe dọa. Nếu tình huống xấu nhất xảy ra, hành tinh này sẽ không còn hiếu khách với loài người vào cuối thế kỷ này", ông Mitsotakis cho biết thêm.
Tổ chức Khí tượng Thế giới, một cơ quan của Liên hợp quốc, đã đánh giá số lượng các thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra đã tăng gấp 5 lần trong vòng 50 năm qua, giết chết hơn 2 triệu người và thiệt hại tổng cộng 3,64 nghìn tỉ USD.
Năm 2020, lũ lụt ở Hy Lạp đã tiêu tốn mất nửa tỉ euro và mỗi vụ mùa bị tàn phá bởi thời tiết khắc nghiệt gây thiệt hại hàng trăm triệu USD. Xói mòn bờ biển do mực nước biển dâng là một thách thức khác, đe dọa trực tiếp đến du lịch, một lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với Hy Lạp.
Các tổ chức nghiên cứu về biến đổi khí hậu đưa ra cảnh báo: Hơn 400 triệu người sẽ "không thể làm việc ngoài trời" vào những năm 2030, với khoảng 10 triệu trường hợp tử vong được dự đoán do "căng thẳng về nhiệt độ". Số lượng các trận lũ lụt sẽ tăng lên vào đầu thế kỷ tới. Gần 200 triệu người trên toàn thế giới có thể sẽ sống dưới mức lũ 100 năm, mức nước bắt đầu tràn vào khu vực xung quanh. Gần 60 triệu người có khả năng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt do mực nước biển dâng cao.
Đó là tương lai rất gần mà chúng ta sẽ gặp phải nếu con người không cùng chung tay hành động để chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu có thể xảy ra.
Do ảnh hưởng bão số 3 toàn tỉnh Bắc Ninh có 163,31 ha/555,65ha rừng trồng, chiếm 29,3% diện tích rừng bị thiệt hại, trong đó 23ha bị gẫy, đổ từ 70% đến 90% số cây; diện tích còn lại gẫy đổ 30-50%.
Sáng nay 10/9, trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã vùi lấp toàn bộ một thôn có 35 hộ dân, với 128 khẩu, khiến 15 người chết, nhiều người mất tích.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội ban hành lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng với mực nước là 10,5 m.
Tối 10/9/2024, ông Giang Tuấn Anh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông tin, đoạn đê sông Lô qua xã Quyết Thắng đã bị vỡ do nước sông lên cao. Hiện nay, công tác vá đê đang được gấp rút triển khai.
Sáng 10-9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội ban hành lệnh số 53/L-BCH, báo động I trên sông Hồng.
Trước tình hình thiên tai nghiêm trọng, sáng 9/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 2285/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó với tình hình lũ quét, sạt lở đất và ngập úng trên địa bàn tỉnh.