moitruongplus Những bất cập trong quy hoạch bãi chôn lấp, công tác thu gom... đang gây áp lực không nhỏ đến môi trường và ảnh hưởng đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Công nhân Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La thu gom rác. Ảnh: Báo TNMT
Đến hết năm 2020, tỷ lệ chất thải rắn đô thị tỉnh Sơn La được thu gom đạt 90,5%; tỷ lệ chất thải rắn nông thôn được thu gom đạt 75%; tỷ lệ chất thải rắn đô thị được xử lý bằng công nghệ đạt 55%.
Tuy nhiên, nhiều khó khăn, bất cập trong công tác quy hoạch các điểm thu gom, xử lý chất thải rắn, nguyên nhân chủ yếu là sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu dẫn đến phát sinh ngày càng nhiều chất thải rắn sinh hoạt cả về số lượng, thành phần, dẫn đến một số khu xử lý chất thải sinh hoạt bị quá tải so với quy mô đầu tư ban đầu.
Việc rà soát, nghiên cứu, bổ sung quy hoạch các bãi xử lý, bãi chôn lấp sử dụng nhiều tài nguyên đất đai, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng; tại một số địa phương đã xảy ra tình trạng người dân chưa đồng thuận các dự án đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn do lo ngại về ô nhiễm môi trường. Hầu hết, công tác lập quy hoạch, xây dựng nhà máy xử lý rác được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước, các tổ chức, cá nhân chưa thực sự ưu tiên tham gia đầu tư trong lĩnh vực môi trường mặc dù đã được UBND tỉnh có chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư.
Ông Nguyễn Văn Bình, tổ 14, phường Quyết Thắng (Thành phố) nói: Mặc dù việc quản lý, thu gom chất thải rắn được chính quyền phường quan tâm nhưng nhiều gia đình, doanh nghiệp và các lái xe tải thiếu ý thức vẫn đổ rác thải, chất thải rắn bừa bãi. UBND phường đã tổ chức nhiều đợt ra quân thu gom, dọn những khu vực người dân đổ thải tự phát nhưng tình trạng đổ chất thải rắn không đúng nơi quy định, nhất là ở các bãi đất trống, những tuyến đường chưa có dân cư, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, đời sống sinh hoạt của người dân.
Trao đổi về lộ trình trong công tác quy hoạch, xây dựng và mở rộng quy mô các điểm thu gom, xử lý chất thải rắn, ông Phan Minh Châu, Phó giám đốc Sở Xây dựng, cho biết: Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh bổ sung quy hoạch quản lý chất thải rắn vào đồ án Quy hoạch chung đô thị thành phố Sơn La đến năm 2045 và các đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện, vùng liên huyện vào quy hoạch tỉnh. Đồng thời, tổ chức kiểm tra, thống kê các bãi chôn lấp rác thải quy mô cấp xã, liên xã, cấp huyện; phân vùng bảo vệ môi trường và vùng đệm cảnh quan theo từng cấp độ ưu tiên; kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý ô nhiễm, nâng cấp, cải tạo các bãi chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh; xử lý triệt để các bãi chôn lấp chất thải tự phát không theo quy định pháp luật. Giai đoạn 2021-2023, sẽ chú trọng đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, nhận thức cộng đồng, thực hiện bước đầu việc phân loại chất thải rắn tại nguồn tại các vùng đô thị hướng tới mở rộng quy mô trong phạm vi toàn tỉnh; sau năm 2023 và những năm tiếp theo đầu tư bổ sung các nhà máy xử lý rác có công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường, đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.
Để thực hiện tốt việc thu gom, xử lý chất thải, tỉnh ta cần đẩy nhanh việc xây dựng các điểm tập kết chất thải rắn, bãi chôn lấp phù hợp; huy động mọi nguồn lực đầu tư cho hoạt động thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải rắn; đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong việc phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn; có chế tài xử phạt nghiêm khắc và phát huy vai trò giám sát của người dân đối với các hoạt động xả thải chất thải rắn để xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan đô thị, phục vụ tốt đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Do ảnh hưởng bão số 3 toàn tỉnh Bắc Ninh có 163,31 ha/555,65ha rừng trồng, chiếm 29,3% diện tích rừng bị thiệt hại, trong đó 23ha bị gẫy, đổ từ 70% đến 90% số cây; diện tích còn lại gẫy đổ 30-50%.
Sáng nay 10/9, trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã vùi lấp toàn bộ một thôn có 35 hộ dân, với 128 khẩu, khiến 15 người chết, nhiều người mất tích.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội ban hành lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng với mực nước là 10,5 m.
Tối 10/9/2024, ông Giang Tuấn Anh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông tin, đoạn đê sông Lô qua xã Quyết Thắng đã bị vỡ do nước sông lên cao. Hiện nay, công tác vá đê đang được gấp rút triển khai.
Sáng 10-9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội ban hành lệnh số 53/L-BCH, báo động I trên sông Hồng.
Trước tình hình thiên tai nghiêm trọng, sáng 9/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 2285/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó với tình hình lũ quét, sạt lở đất và ngập úng trên địa bàn tỉnh.