moitruongplus Trách nhiệm để ô đất vàng 90 Nguyễn Tuân chễm trệ xây loạt tòa cao ốc thương mại để bán không nhằm phục vụ lợi ích xây nhà ở xã hội, UBND quận Thanh Xuân là cấp quản lý địa phương lại trả lời báo chí rằng Quận không nắm quyền với ô đất này?!

Khu đất rộng gần 3,7 ha tại số 90 Nguyễn Tuân trước đây do Xí nghiệp xe buýt thuộc Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) quản lý, sử dụng. Ban đầu, khu đất này được cho phép thực hiện dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên được giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7 (Urinco7) của ông Nguyễn Mạnh Thắng thực hiện. Sau này, khi xây dựng xong, mục đích tốt đẹp ban đầu của dự án đã không thực hiện đúng, nhà và biệt thự để bán cho người giàu, còn cán bộ công nhân viên Transerco không đủ sức mua vì giá quá cao. Nhờ tấm bình phong ấy mà Sông Đà 7 (Urinco7) không cần qua bước đấu giá quyền sử dụng đất, hưởng lợi khổng lồ từ dự án đất vàng này!

Điều này gây dậy sóng dư luận, bức xúc vô cùng trong nhân dân khiến họ phải cầu cứu lên báo chí.


Khu nhà ở 90 Nguyễn Tuân là một sản phẩm của chủ đầu tư Sông Đà 7, được triển khai trên khu đất rộng 3.7 ha tại quận Thanh Xuân, Hà Nội. Dự án có quy mô 2 tháp căn hộ cao 29 tầng, 87 nhà liền kề.

"Lập lờ đánh lận con đen"- đất vàng về tay Sông Đà 7 (Urrinco7) không mất một đồng nào đấu giá!

Năm 2012, Luật Thủ đô ban hành, quy định rất rõ: "Quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp…, được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch”.

Điều điều 118 – Luật đất đai 2013 nêu rõ 1 trong những trường hợp phải thực hiện đấu giá đó là: "Giao đất, cho thuê đất đối với đất Nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước”.

Như vậy, chiếu theo luật Thủ đô 2012, đất sau di dời nhà máy không được xây nhà ở chung cư cao tầng, ưu tiên công trình công cộng. Còn theo Luật Đất đai 2013, đất sau di dời trụ sở làm việc của công ty mà giao lại cho doanh nghiệp theo hình thức giao đất, cho thuê đất thì phải thực hiện đấu giá. Đây là hình thức đảm bảo sự công bằng cho các nhà đầu tư, đảm bảo ngân sách Nhà nước không bị thất thoát.

Tuy nhiên, sự thực ở 3.7ha đất số 90 Nguyễn Tuân có được như vậy?

Ngày 17/12/2012, UBND thành phố Hà Nội ra văn bản số 10089/UBND-QHXDGT, thông báo chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất tại 90 Nguyễn Tuân, chỉ định nhà đầu tư nghiên cứu và triển khai thực hiện dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên của mình.

Từ đó, khu đất vàng 90 Nguyễn Tuân được chỉ định Urinco 7 làm nhà đầu tư, dư luận đặt ra nghi vấn liệu có kịch bản đổi chủ, thâu tóm ngầm khu đất công có vị trí đắc địa này?

Ngày 24/12/2015, Urinco 7 có tờ trình số 415/TTr/CT-ĐT về việc đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà ở 90 Nguyễn Tuân.

Chỉ 6 ngày sau, ngày 31/12/2015, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội có tờ trình số 14545/TTr/SXD gửi UBND thành phố Hà Nội về việc chấp thuận quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà ở 90 Nguyễn Tuân. Hơn 1 tháng sau, ngày 3/02/2016, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký Quyết định chủ trương đầu tư số 597/QĐ-UBND cho dự án 90 Nguyễn Tuân.

7/7/2017, UBND TP.Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4379-QĐ/UBND về việc thu hồi 37.062,2m2 đất tại số 90 đường Nguyễn Tuân (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân) giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7 của ông Nguyễn Mạnh Thắng để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Ngày 8/12/2017, Sở Xây dựng TP. Hà Nội đã cấp Giấy phép xây dựng. Như vậy, Sông Đà 7 (Urinco7) không phải trải qua bước đấu giá.


Thời điểm đó, cán bộ, nhân viên Transerco nhận được thông báo về giá nhà chung cư bán cho cán bộ công nhân viên là 31.500.000đ/m2 và giá nhà ở liền kề là 125.000.000đ/m2. Đây là mức giá khó có thể coi là "ưu đãi”, và có thể hiểu rằng cán bộ công nhân viên của công ty đã bị gạt ra khỏi dự án dành cho chính họ.

Trả lời trên báo chí, ông Nguyễn Mạnh Thắng- Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7 thời điểm đó khẳng định dự án nhà ở 90 Nguyễn Tuân không phải là dự án chính sách, không phải dự án nhà ở xã hội, thu nhập thấp mà chỉ là ưu tiên ký kết với Tổng công ty Vận tải Hà Nội về việc bán nhà.

Vậy, tại sao ngay ban đầu không nói rõ là chỉ được ưu tiên suất mua, nếu chỉ ưu tiên mà người dân không thể mua được vậy dự án không phải dự án xây nhà ở xã hội trên đất công ích, vậy có buộc phải qua đấu giá sử dụng!.

Về phía chính lãnh đạo công ty Transerco cũng cho rằng đây không phải là dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên. Hơn nữa, các giấy tờ văn bản, thủ tục đã thanh lý hợp đồng nên Tổng công ty Vận tải Hà Nội không còn trách nhiệm với khu đất này và không thể can thiệp.

Vậy, văn bản chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất tại 90 Nguyễn Tuân của TP Hà Nội cho phép Transerco chỉ định nhà đầu tư nghiên cứu và triển khai thực hiện dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên của mình là vô nghĩa? Đây chỉ là tấm bình phong cho các ông lớn "bắt tay nhau" thực hiện mục đích giao đất cho Urinco 7 một cách dễ dàng không qua đấu giá? 

Như vậy, cả chủ cũ và chủ mới ô đất 90 Nguyễn Tuân đều trả lời nội dung "đẩy" cán bộ nhân viên ra vùng ngoài dự án. 

Quận Thanh Xuân thoái trách nhiệm cho TP Hà Nội, Sông Đà 7 không trả lời báo chí!

Để thông tin khách quan, PV đã đặt lịch làm việc tại trụ sở Công ty Cổ phần Đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7, tại tầng 3 tòa nhà HH2 khu nhà ở số 90 Nguyễn Tuân. Tuy nhiên, đã hơn một tháng trôi qua, công ty này vẫn im lặng không trả lời báo chí.


Trụ sở công ty CP Đầu tư Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà 7 tại tầng 3 tòa nhà HH2, số 90 đường Nguyễn Tuân, chủ đầu tư dự án.

Mặt khác, sau một tuần liên hệ UBND quận Thanh Xuân, PV đã có buổi làm việc với ông Đồng Tiến Dũng (Phó Phòng Tài nguyên Môi trường). PV bất ngờ trước câu trả lời của ông về trách nhiệm của UBND quận đối với các vấn đề dư luận đang quan tâm tại dự án 90 Nguyễn Tuân kể trên.

Cụ thể: 

Về tài liệu liên quan đến chủ trương ban đầu dự án, các quyết định xử lý xử phạt trong suốt quá trình xây dựng vận hành dự án trên, ông Dũng từ chối cung cấp, cho rằng PV phải lên các Sở như Kế hoạch & Đầu tư, Sở TNMT TP. Hà Nội để xin, không phải văn bản quận ban hành thì quận không thể cung cấp!.

Về trách nhiệm quản lý đất trên địa bàn, ông cho biết quận không nắm được do chủ trương, thực hiện đều do chủ đầu tư và Transerco tự trình xin trên UBND TP Hà Nội chứ không thông qua quận, "họ tự làm việc với nhau".

Khi hỏi về việc ý kiến của quận Thanh Xuân khi ô đất này chủ trương xây cho cán bộ nhân viên công ty Transerco nhưng họ lại không mua được và thành dự án xây nhà thương mại để bán để phục vụ kinh doanh của CĐT, như vậy quay trở lại chủ trương ban đầu đã sai, vậy có phải tiến hành đấu giá lại không. Vị này chỉ trả lời chung chung rằng, cái này không thuộc thẩm quyền quận, thẩm quyền thuộc sở Kế hoạch Đầu tư, "Việc chuyển mục đích không qua đấu giá Quận không trả lời được đâu, đề nghị PV lên hỏi Sở TNMT TP Hà Nội"....

Về văn bản tham mưu báo cáo lên trên của quận Thanh Xuân về những bất cập, tồn tại khi xây dựng dự án trên (về việc xây dựng công trình xây dựng nhà ở thương mại không qua đấu giá gây thất thoát ngân sách nhà nước, không phục vụ lợi ích xây nhà ở xã hội hay công trình công cộng, công trình xanh... theo Luật Thủ đô-PV), ông cho biết Quận phải nhận được đơn thư của người dân thì mới thực hiện được!



Ngoài ra, đại diện của quận này cũng khẳng định tại buổi trao đổi rằng quận chưa từng xử lý xử phạt công ty về lĩnh vực môi trường trong quá trình thực hiện triển khai dự án trên. Trong khi đó, đầu 2019, báo chí dư luận đưa tin gay gắt vấn đề việc thi công không đảm bảo vệ sinh môi trường của Dự án 90 Nguyễn Tuân không chỉ dừng lại ở việc tập kết phế thải, vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định; mà trong quá trình triển khai xây dựng, đơn vị thi công đã để xảy ra tình trạng bùn thải nhầy nhụa tràn lan trên vỉa hè ngõ 90 Nguyễn Tuân, nghiêm trọng hơn lượng bùn thải này còn trôi thẳng xuống cống thoát nước của khu dân cư... 

Như vậy, đường đường là chính quyền UBND quận, quản lý đất đai trên địa bàn lại trả lời không có thông tin hay thẩm, quyền nắm quyền hành gì tại ô đất trên địa bàn. Báo chí, dư luận xã hội suốt thời gian dài dậy sóng về sự bất bình thường khi chuyển đổi mục đích sử dụng, vậy mà UBND quận Thanh Xuân lại cho rằng phải đợi khi có đơn lên quận thì quận mới thực hiện. Câu trả lời trên cùng sự im lặng khó hiểu của CĐT là công ty Sông Đà 7 trước lịch làm việc của báo chí liệu có thỏa đáng về niềm tin của nhân dân trước chính quyền và doanh nghiệp? 

Liệu rằng có sự đối xử "bất công" ,đẩy những "thiệt thòi" một cách "miễn lý giải" về phía nhân dân là cán bộ công nhân viên công ty vận tải Transerco khi nhìn đất trụ sở cũ nơi họ từng làm việc bao nhiêu năm giờ không còn, đã và đang nghiễm nhiên rơi về tay doanh nghiệp và người có tiền mua được?.

Đáng nói thêm, con đường Nguyễn Tuân (Thanh Xuân, Hà Nội) dù chỉ dài khoảng 1km, rộng khoảng 6m và không được quy hoạch mở rộng nhưng có hơn 20 tòa nhà chung cư cao tầng án ngữ nên thường xuyên rơi vào cảnh quá tải và ùn tắc nghiêm trọng, quá tải hạ tầng. Tuyến đường quá nhỏ vài năm trước đây đã và đang bị băm nát, xuống cấp trầm trọng bởi các xe chở vật liệu xây dựng hàng ngày ùn ùn vào các công trường thi công. Hàng chục hộ dân hai bên đường đang phải hứng chịu những "cơn bão bụi” do hạ tầng thi công trước các dự án không được che chắn cẩn thận..

Để rộng đường dư luận, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã liên hệ làm việc với sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội, tiếp tục thông tin đến bạn đọc ở bài viết sau!

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fsgfd
fdfgd
ggr
hhy

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu do Công ty CP Tập đoàn Thuận An thi công để phục vụ điều tra.

Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu ra môi trường

Cơ quan chức năng huyện Vân Hồ đã tiến hành kiểm tra việc Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước thải ra môi trường. Thời điểm kiểm tra nguồn thải và nguồn nhận nước thả có màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu.

Bình Dương: Cơ sở phế liệu Thuận Phát tiếp tục gây ô nhiễm môi trường

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã yêu cầu di dời bãi phế liệu Thuận Phát, đường Bùi Thị Xuân, phường An Phú, TP. Thuận An, vì vi phạm quy định pháp luật và gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động mà không có biện pháp sử lý