moitruongplus Nội dung sai phạm của Dự án khu đô thị mới ngã ba Cò Nòi trong kết luận thanh tra 272 người dân mong mỏi cơ quan chức năng nhanh chóng xử lý dứt điểm, đảm bảo tính thượng tôn pháp luật.

Vi phạm tràn lan kéo dài của Doanh nghiệp Đức Thắng cần sớm xử lý.

Như trước đó Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có bài viết "Sơn La: Cần xử lý nghiêm vi phạm tại dự án chợ khu đô thị mới ngã ba Cò Nòi” phản ánh về việc xây dựng các hạng mục không đúng với giấy phép xây dựng và đã từng bị xử phạt hành chính, chưa có văn bản chấp thuận nghiệm thu phòng cháy chữa cháy đã đưa vào hoạt động; Chưa hoàn thành công tác xây dựng dự án.

Ngày 6/12/2016, UBND tỉnh Sơn La có quyết  định 2884/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Chợ khu đô thị mới ngã ba Cò Nòi (chợ Cò Nòi), huyện Mai Sơn cho doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tổng hợp Đức Thắng (doanh nghiệp Đức Thắng) làm Chủ đầu tư. Thế nhưng, trong quá trình xây dựng Doanh nghiệp Đức Thắng thi công xây dựng có nhiều sai phạm nên tháng 6/2021, UBND huyện Mai Sơn đã kiểm tra và ra quyết định xử phạt hành chính, phạt 40 triệu đồng đối với doanh nghiệp Đức Thắng về việc tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung trong giấy phép xây dựng được cấp, tự ý xây dựng thêm tầng tại hạng mục kiot và một số hạng mục khác.

Yêu cầu doanh nghiệp này phải xin điều chỉnh giấy phép xây dựng, và buộc tháo dỡ công trình, phần công trinh vi phạm không phù hợp với giấy phép được cấp mới nếu có, trước khi tiếp tục tiến hành xây dựng hoàn thiện. Không những thế, doanh nghiệp Đức Thắng ngang nhiên cho các tiểu thương thuê hàng chục gian hàng khi chưa đủ điều kiện tại thời điểm chưa hoàn thành xong giấy phép điều chỉnh, chưa được nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bảng giá cho thuê kiot…

Trước đó, tại dự án đô thị doanh nghiệp Đức Thắng bộc lộ nhiều sai phạm trong công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất của người dân nhưng chưa đền bù thoả đáng, thi công nhiều hạng mục không đúng với thực tế, không ghi chép nhật kí thi công, không có lập bản vẽ hoàn công, không thực hiện việc giám sát thi công, lập khống khối lượng...

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, ông Nguyễn Đức Thọ người dân gần đây cho biết: Do dự án xây dựng trái phép, Doanh nghiệp Đức Thắng không đủ năng lực thực hiện dự án dẫn đến Chợ khu đô thị ngã ba Cò Nòi hiện nay đã xuống cấp, nhiều hạng mục đường  giao thông có biểu hiện hư hỏng, gây mất mỹ quan đô thị, mất an toàn PCCC. Đường giao thông vào ngày mưa thì ổ gà đọng nước, ngày nắng thì bụi mù mịt người dân đi lại vô cùng khó khăn vất vả. Phía bên trong chợ hiện nay vẫn còn đang lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, trong khi đó dự án đã đi vào hoạt động từ năm 2019 đáng ra các hạng mục về PCCC phải hoàn thiện rồi. Nhiều hạng mục bị xuống cấp như vậy tôi rất lo ngại về nguy cơ mất an toàn phòng chống cháy nổ, tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Dưới đây là một số hình ảnh chợ Cò Nòi xuống cấp






Hệ thống PCCC còn đang sửa chữa ngổn ngang

Ngày 30/1/2019, UBND tỉnh Sơn La có Kết luận số: 272/KL-UBND về Dự án Khu đô thị mới ngã ba Cò Nòi, trong nội dung kết luận này chỉ rõ nhiều sai phạm: UBND huyện Mai Sơn đã không ban hành Quyết định thu hồi đất của 45 hộ gia đình; Không thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 45 hộ gia đình và Hợp tác xã Cò Nòi để chỉnh lí biến động đất đai; Không có phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Không ghi số thửa, diện tích, loại đất của các hộ gia đình, cá nhân tương ứng với số thửa, diện tích, loại đất trên Bản đồ địa chính thu hồi đất trong các văn bản của hồ sơ bồi thường Giải phóng mặt bằng (GPMB) gồm Tờ khai tải sản thiệt hại, Biển bản Kiểm tra tài sản thiệt hại đền bù trong hồ sơ bồi thường đợt 1, đợt 2, đợt 2 bổ sung và đợt 3 của 50 hộ gia đình, cá nhân và 2 tổ chức. Trong hồ sơ bồi thường (GPMB) không lưu trữ các tài liệu, giấy tờ chứng minh đủ điều kiện bồi thường về đất đối với 87.833,5m2 đất nông nghiệp bồi thường đợt 1, đợt 2, đợt 2 bổ sung cho 45 gia đình, cá nhân và 12.014m2 đất nông nghiệp bồi thường cho 1 tổ chức.

Người dân "mong mỏi” cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra xử lý sai phạm của doanh nghiệp. 

Nhiều hộ dân gồm ông Phan Văn Xuyên, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Đình Hiền, Nguyễn Đức Thọ,… gửi đơn phản ánh về việc năm 2002 các hộ gia đình được cấp đất theo quyết định 206/QĐ-UB của UBND tỉnh phê duyệt cho Sở Xây dựng và huyện Mai Sơn giao cho UBND xã Cò Nòi cấp đất giãn dân cho người dân từ năm 2002, trong đó ưu tiên các hộ gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình chính sách và những gia đình đang công tác trên địa bàn xã Cò Nòi và những hộ chưa có nhà ở, tổng số có 142 hộ. Sau đó, chúng tôi đã sinh sống, cải tạo, san lấp làm nhà và mưu sinh và đóng thuế đất đầy đủ hằng năm.

Đến năm 2017 các hộ dân nhận được đơn triệu tập của Toà án huyện Mai Sơn xét xử do doanh nghiệp Đức Thắng kiện chúng tôi lấn chiếm đất của doanh nghiệp, không chấp nhận kết quả chúng tôi đã nhiều lần viết đơn gửi UBND huyện Mai Sơn trả lời rằng UBND tỉnh đã giao đất cho Doanh nghiệp Đức Thắng thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu dân cư ngã ba Cò Nòi. Bất ngờ, ngày 24/3/2023 chúng tôi nhận được thông báo cưỡng chế thu hồi đất của cơ quan thi hành án huyện Mai Sơn để giao cho doanh nghiệp Đức Thắng, trước đó chúng tôi không nhận được bất kì một thông báo nào của cơ quan chức năng về việc cưỡng chế thu hồi đất. Trong khi hàng chục hộ dân đang đi kêu cứu khắp nơi thì cơ quan thi hành án huyện Mai Sơn đã thành lập tổ cưỡng chế thu hồi đất của nhiều gia đình để giao cho Doanh nghiệp Đức Thắng chứ không phải sử dụng đất vào mục đích công ích, người dân mất đất mất, mất nhà đều không được bồi thường, hỗ trợ di dời, có một số thuộc diện thương binh liệt sĩ, người có công với cách mạng.

Cùng chung nỗi bức xúc Bà Hoàng Thị Lan cho biết: Năm 2002, gia đình bà Lan cũng thuộc diện được giao đất theo quyết định 206 của UBND tỉnh Sơn La. Tiếp đó, UBND xã Cò Nòi giao cho ông Đỗ Ngọc Anh (là con trai bà Lan) một thửa đất với diện tích 85m2 để đủ tiêu chuẩn là khu Thị Tứ với nội dung giao "gia đình chính sách, đối tượng thờ phụng Liệt sỹ, chưa có đất ở”. Sau khi được bàn giao đất gia đình tôi và các gia đình khác đã đã xây dựng nhà kiên cố để ở, UBND xã vận động các hộ gia đình san lấp, ủi đất mở đường, và chúng tôi đều thực hiện đầy đủ. Năm 2016 chúng tôi mới được biết khu đất của gia đình đã được huyện Mai Sơn giao cho Doanh nghiệp Đức Thắng triển khai thực hiện Dự án Chợ ngã ba Cò Nòi. Khi nhận được thông tin gia đình vô cùng bất ngờ và bức xúc gửi đơn đi nhiều nơi nhưng vẫn chưa được giải quyết. Trong khi đó, năm 2019 Kết luận thanh tra 272/KL-UBND về Dự án Khu đô thị mới ngã ba Cò Nòi, trong nội dung kết luận này chỉ rõ nhiều sai phạm nhưng đến nay quyền lợi của người dân vẫn chưa được giải quyết, gia đình tôi và rất nhiều người dân vô cùng mong mỏi sự vào cuộc của các cơ quan chức năng xử lý giải quyết quyền lợi cho người dân.

Để thông tin được khách quan, chính xác, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam trao đổi với ông Hà Nam Linh - Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mai Sơn, ông Linh cho biết: Ở đây có đất của rất nhiều hộ gia đình hơn 100 hộ, phải rà soát lại quá trình sử dụng đất, ngày 30/7/2024 UBND huyện Mai Sơn ban hành kế hoạch 170/KH-UBND để triển khai rà soát nguồn gốc đất, thu thập giấy tờ, toàn bộ hồ sơ, hiện trạng sử dụng đất liên quan tới các hộ tại tiểu khu 1 (khu Gốc Đa) xã Cò Nòi. Chính quyền sẽ giải quyết những vấn đề tồn theo thẩm quyền của UBND huyện Mai Sơn.

Như vậy, có thể thấy những sai phạm của Doanh nghiệp Đức Thắng đã kéo dài nhiều năm, khiến người dân rất bức xúc, đề nghị UBND huyện Mai Sơn, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, rà soát, xử lý dứt điểm vi phạm của doanh nghiệp và giải quyết quyền lợi của người dân để ổn định cuộc sống.

Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin/.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

ề
fvfdbf
gẻge
dsd

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

Lạng Sơn: Cần ngăn chặn, xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường tại trại lợn Rutech

Trong 2 tháng qua, hàng nghìn người dân ở xã Lâm Ca, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn luôn bị "tra tấn” bởi mùi hôi thối phát tán từ trại nuôi lợn của Công ty Cổ phần chăn nuôi Rutech.

Thiệt hại về tài sản do bão Yagi gây tương đương 1,6 tỷ USD

Theo Bộ KH-ĐT ước tính sơ bộ, chưa đầy đủ, thiệt hại về tài sản do bão Yagi gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng, tương đương 1,6 tỷ USD.

Thanh Hà - Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo

Hiện nay, tại Xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải tại nguồn.

Đồng Nai: Thông tin về bãi phế liệu gây ô nhiễm môi trường tại xã Long An

Mặc dù là đất lúa nhưng chủ sử dựng tại bãi phế liệu đã tự ý chuyển đổi công năng sử dụng, chính quyền đã kiểm tra tuy nhiên bãi tập kết phế liệu tại xã Long An vẫn tồn tại, gây ô nhiễm môi trường, có nguy cơ gây cháy nổ cao.