moitruongplus Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.


Mỏ đá Sơn Thủy trong khai thác khoáng sản, đe dọa an toàn người dân và gây ô nhiễm môi trường.

Giật mìn gây rung lắc, nguy cơ mất an toàn và ô nhiễm môi trường.

Theo phản ánh của người dân, hoạt động nổ mìn tại mỏ đá Sơn Thủy diễn ra thường xuyên với cường độ lớn, dẫn đến hiện tượng rung lắc mạnh trong khu vực dân cư. Nhiều hộ gia đình cho biết nhà cửa của họ bị nứt, đồ đạc bị xáo trộn mỗi khi có vụ nổ. Tình trạng này khiến người dân lo lắng về sự an toàn của tính mạng và tài sản của họ.

Không chỉ gây rung lắc và hư hại tài sản, mỏ đá Sơn Thủy còn là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Bụi đá từ quá trình khai thác phát tán rộng khắp, ảnh hưởng đến không khí trong khu vực và làm cho không khí trở nên ngột ngạt. Tiếng ồn từ việc khai thác và vận chuyển đá cũng ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người dân.

Ông Đào Quang L, thôn Quảng Hợp, xã Xuân Thủy, người dân sống gần mỏ, chia sẻ: Xung quanh đây người dân thường xuyên phản ảnh về ô nhiễm môi trường và tiếng ồn, mỗi lần nghe cảnh báo nổ mìn là mọi người trong gia đình phải tháo chạy ra khỏi nhà vì lo sợ sập nhà, nhà tôi nứt cả vì do giật mìn. Chúng tôi phải đóng cửa kín mít cả ngày nhưng vẫn không tránh khỏi hít phải bụi, không ai có thể chịu nổi việc sống gần mỏ đá như thế này.


Mỏ đá Sơn Thủy của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An đang hoạt động trong khoảng cách chưa đầy 200 mét từ khu dân cư.

PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã thực hiện khảo sát tại hiện trường và xác nhận thông tin mà người dân phản ánh. Mỏ đá Sơn Thủy của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An đang hoạt động trong khoảng cách chưa đầy 200 mét từ khu dân cư, vi phạm quy định về khoảng cách an toàn. Theo Thông tư số 20/2009/TT-BCT của Bộ Công Thương, khoảng cách tối thiểu từ mỏ khai thác đến khu dân cư phải là 500 mét.


Không có camera giám sát, trạm cân chỉ mang tính hình thức và các xe vận chuyển đá thường di chuyển mà không cần qua trạm cân.

Thiếu minh bạch và vi phạm quy định.

Mỏ đá Sơn Thủy hiện đang trở thành tâm điểm của dư luận khi Công ty TNHH MTV Thanh Bình An bị phát hiện không tuân thủ đầy đủ các quy định về giám sát hoạt động khai thác. Đặc biệt, công ty này không lắp đặt hệ thống camera giám sát như quy định. Trạm cân chỉ mang tính hình thức và các xe vận chuyển đá thường di chuyển mà không cần qua trạm cân.

Theo khoản 2 Điều 42 Nghị Định số 158/2016/NĐ-CP, các tổ chức khai thác khoáng sản phải lắp đặt trạm cân và camera giám sát để đảm bảo tính minh bạch và kiểm soát sản lượng khai thác. Sự thiếu vắng các thiết bị giám sát này không chỉ tạo điều kiện cho các hành vi khai thác trái phép mà còn làm khó khăn trong việc giám sát môi trường.


Ông Hồ Dũng - Trưởng phòng TN&MT huyện A Lưới.

Trao đổi với PV, ông Hồ Dũng - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện A Lưới cho biết: "Những gì người dân phản ánh mỏ đá Sơn Thủy gây ô nhiễm và giật mìn làm rung lắc mạnh là đúng vì khai thác mỏ đá thì không thể nào tránh khỏi, chúng tôi thường xuyên kiểm tra định kỳ theo kế hoạch chủ yếu về môi trường. Cơ quan báo chí tác nghiệp, nếu phát hiện vi phạm quy định thì cung cấp chứng cứ hình ảnh về việc xe vận chuyển không qua trạm cân để phối hợp các sở ban ngành có biện pháp xử lý nghiêm" ông Dũng nói.

Mỏ đá Sơn Thủy đang vi phạm các quy định pháp luật về khai thác khoáng sản, từ việc không lắp camera giám sát, đối phó với trạm cân, đến không đảm bảo khoảng cách an toàn tối thiểu. Những vi phạm này không chỉ gây nguy hiểm trực tiếp đến an toàn của người dân mà còn làm ô nhiễm môi trường sống. Các cơ quan chức năng cần có biện pháp mạnh mẽ để xử lý và ngăn chặn các hành vi vi phạm, bảo vệ quyền lợi chính đáng của cộng đồng./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fggr
ề
fvfdbf
gẻge

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

Lạng Sơn: Cần ngăn chặn, xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường tại trại lợn Rutech

Trong 2 tháng qua, hàng nghìn người dân ở xã Lâm Ca, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn luôn bị "tra tấn” bởi mùi hôi thối phát tán từ trại nuôi lợn của Công ty Cổ phần chăn nuôi Rutech.

Thiệt hại về tài sản do bão Yagi gây tương đương 1,6 tỷ USD

Theo Bộ KH-ĐT ước tính sơ bộ, chưa đầy đủ, thiệt hại về tài sản do bão Yagi gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng, tương đương 1,6 tỷ USD.

Thanh Hà - Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo

Hiện nay, tại Xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải tại nguồn.

Đồng Nai: Thông tin về bãi phế liệu gây ô nhiễm môi trường tại xã Long An

Mặc dù là đất lúa nhưng chủ sử dựng tại bãi phế liệu đã tự ý chuyển đổi công năng sử dụng, chính quyền đã kiểm tra tuy nhiên bãi tập kết phế liệu tại xã Long An vẫn tồn tại, gây ô nhiễm môi trường, có nguy cơ gây cháy nổ cao.