moitruongplus Ô nhiễm môi trường, cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ, xe quá khổ quá tải lộng hành, tuyến đường bị băm nát. Là những gì mà người dân thôn Thống Nhất, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn đang phải gánh chịu.

Thời gian vừa qua, người dân ở thôn Thống Nhất, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn đã phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động vận chuyển nhựa nóng, đất đá diễn ra không kiểm soát, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương.


Xe tải chở đất, đá không phủ bạt chạy thi công tuyến TL1

Ghi nhận thực tế của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, hàng ngày có đến hàng trăm lượt xe ra vào lấy đá, hoạt động không kể ngày đêm, bụi bay mịt mù, hạ tầng giao thông bị băm nát, tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.






Hoạt động khai thác đá không kể ngày đêm. Ảnh: Huy Vũ

Ông Nguyễn Đình Sinh, một người dân sinh sống tại thôn Thống Nhất, xã Krông Na bức xúc: Người dân chúng tôi ở đây chủ yếu là làm nông nghiệp quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” trồng được ít cây ăn trái và hoa màu thì bụi bặm từ các hoạt động chở đất, đá bụi bám hết vào lá cây, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình quang hợp và phát triển của cây, nên nhiều năm nay thu hoạch mùa màng năng xuất bị giảm đi trông thấy, kinh tế khó khăn lắm...










Việc vận chuyển đá cũng gây ô nhiễm môi trường, hoa màu, nhà cửa bị bụi bám vào gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương. Ảnh: Huy Vũ

Trao đổi với PV, người dân tiếp tục thông tin thêm: Ngoài khói bụi ra thì tiếng ồn phát ra từ hoạt động vận chuyển xe tải cũng rất lớn, thậm chí cả vào ban đêm ảnh hưởng rất lớn tới giấc ngủ của bà con, đặc biệt là sức khỏe trẻ nhỏ, còn việc học tập của các cháu nữa chứ !

Xe chở đá quá khổ, có dấu hiệu quá tải 

Không chỉ khói bụi và tiếng ồn, trong quá trình khai thác khoáng sản, các xe trọng tải lớn vận chuyển đá của Công ty TNHH xây dựng và thương mại Sài Gòn còn chở đá, nhựa nóng có ngọn, gây khói bụi, băm nát tuyến đường dân sinh, gây nguy cơ gây tại nạn giao thông.




Các xe mang logo Công ty TNHH xây dựng và thương mại Sài Gòn chở đá có ngọn vượt quá thành thùng. Ảnh: Huy Vũ

Xe lưu thông trên đường không che phủ bạt kĩ càng, thậm chí không che phủ bụi bay mù mịt cuộn thẳng vào nhà dân, phủ trắng cây cối, hoa màu. Nhiều xe tải chở đá không che bạt làm rơi vãi đá phủ đầy mặt đường, nhất là tại các vị trí ra vào khu xay, nghiền đá tạo thành những lớp đá dày, gây hiểm họa tai nạn giao thông, đoạn đường này từ lâu đã trở thành nỗi khiếp đảm của người dân nơi đây.


Xe chở nhựa nóng quá ngọn mang logo Công ty TNHH xây dựng và thương mại Sài Gòn.






Xe chở đá không phủ bạt, đường vào mỏ đá đang bị băm nát. Ảnh: Huy Vũ

Trao đổi với chị B.N.N. Niê, một cơ sở bán hoa lan gần đó, chị nói: "Người dân chúng tôi bức xúc lắm. Đấy, các chú nhìn xem xe tải chở đá cứ lao ầm ầm toàn xe có trọng tải lớn cày nát đường sá, nhà của dân chúng tôi đang ở bị nứt hết”.

Đoàn xe "hung thần” vận chuyển đá đã "cày nát” con đường, biến đường giao thông nông thôn thành con đường gồ ghề, nhấp nhô, nhiều đoạn đường lún sâu, các ổ gà, ổ trâu sâu hoắm, như cái bẫy người đi đường.

Hạ tầng giao thông bị "băm nát”, trách nhiệm thuộc về ai?

Từ thông tin trên, nhóm PV đã liên hệ với Thiếu tá Huỳnh Minh Vương - Đội trưởng đội CSGT-TT Công an huyện Buôn Đôn về tình trạng dàn chở đá lộng hành. Thiếu tá Vương cho hay: Rất cảm ơn anh em báo chí đã phản ánh kịp thời, tôi sẽ cử anh em xuống địa bàn, trên tinh thần cầu thị lắng nghe ý kiến phản ánh, chúng tôi sẽ vào cuộc xác minh, xử lý làm rõ không có vùng cấm, không có ngoại lệ và sẽ thông tin lại cho anh em báo chí sau...

Trao đổi với PV, Phó Chủ tịch UBND xã Krông Na Lê Tiến Dũng cho biết: Ở các kì họp HĐND và tiếp xúc cử tri chúng tôi cũng đã nắm bắt được những gì bà con nhân dân phản ánh về mỏ đá này. Tuy nhiên, thẩm quyền của cấp xã đôi lúc còn hạn chế mong các anh thông cảm, bản thân tôi được phân công chính của mảng này, cùng với các bộ phận tham mưu nhưng chưa thấy đơn vị khai thác đá nêu trên gửi bất cứ hồ sơ nào về xã, nên tôi cũng không nắm được các hoạt động của mỏ đá là có được cấp phép hay không.

Còn về việc hàng ngày có nhiều xe chở đá có dấu hiệu quá trọng tải, cơi nới thành thùng, để đá rơi vãi ra đầy đường ảnh hưởng đến quá trình tham gia giao thông, về phía lãnh đạo địa phương đã tham mưu bằng văn bản gửi các cấp có thẩm quyền để xử lý.

Ông Lê Tiến Dũng thông tin thêm sau buổi làm việc với PV, tôi sẽ mời đơn vị này lên để làm việc và sẽ thông tin lại cho cơ quan báo chí sau.


Phó Chủ tịch UBND xã Krông Na Lê Tiến Dũng tại buổi làm việc với phóng viên. Ảnh: Huy Vũ

Liên hệ Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Sài Gòn, lãnh đạo Công ty này cho biết: Đơn vị đang hoạt động ngày đêm biết là sai quy định, nhưng để đáp ứng tiến độ các công trình TL1 mà đơn vị thi công rút ngắn thời gian ô nhiễm. Dù quá trình hoạt động ngày đêm khó tránh khỏi bụi bặm, ô nhiễm, chúng tôi cố gắng giảm thiểu tiếng ồn. Chúng tôi sẽ có phương án cho dịp sắp tới.

Từ bất cập về tình trạng ô nhiễm trên, kính đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk và huyện Buôn Đôn cần kiểm tra và chấn chỉnh đơn vị hoạt động đúng theo quy định của pháp luật. Đồng thời triển khai các biện pháp thi công đảm bảo môi trường trong lành và bình yên cho người dân, tránh dư luận địa phương bức xúc.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dfd
egr
dbgfbg
fsgfd

Trâu Quỳ (Hà Nội): Cho thuê đất công làm kho bãi, đừng để ảnh hưởng đến môi trường

Dù là đất công, nhưng trên phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ nhiều năm nay tồn tại bãi tập kết xe, nhà kho vận chuyển hàng hóa nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, PCCC

Đắk Lắk: Cần kiểm tra, xử lý bãi tập kết phế liệu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Mặc dù bãi tập kết phế liệu chưa được chính quyền cấp cơ sở phê duyệt hay không có bất cứ giấy tờ nào về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn xã Hoà Phú – TP Buôn Ma Thuột lại tồn tại rất nhiều năm mà không bị xử lý.

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.