moitruongplus Sáng 30/11/2023, chủ cơ sở chế biến trái cây Sáu Thuộc – tác nhân gây ô nhiễm trầm trọng môi trường nước tại ấp 4, xã Tân Thanh (huyện Cái Bè, Tiền Gang), đã mời cán bộ môi trường địa phương đến xác nhận việc "khắc phục hậu quả”!

Ông Nguyễn Phát Tân, cán bộ phụ trách môi trường của xã Mỹ Hiệp (huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) cho biết, ông đã xuống hiện trường để chứng kiến việc tháo dỡ ống dẫn nước xả thải tại cơ sở Sáu Thuộc, theo lời mời của ông chủ Nguyễn Thanh Nhã.

Ông Nhã cũng đã ký vào biên bản được lập tại chỗ lúc 10h05 ngày 30/11 với nội dung: "Hiện tại cơ sở chế biến xoài của ông Nhã có đặt ống nước xả ra rạch Bà Trường. Nay cơ sở đã tháo dỡ ống nước xả. Nước xả cho vào ao chứa dùng xe bồn hút nước xả đem đi xử lý”.


Cơ sở chế biến trái cây Sáu Thuộc.

Cũng trong ngày 30/11, lãnh đạo Phòng TN&MT huyện Cao Lãnh cho biết đã từng nhận nhiều phản ánh của người dân về việc cơ sở Sáu Thuộc gây ô nhiễm. Phòng cũng lập đoàn kiểm tra xuống hiện trường lập biên bản và kiến nghị xử phạt.

Cụ thể, ngày 19/5/2023, Chánh Thanh tra Sở TN&MT tỉnh Đồng Tháp ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính ông Nguyễn Thanh Nhã (chủ cơ sở Sáu Thuộc) vì đã "Thực hiện không đầy đủ một trong các nội dung của giấy phép môi trường và không lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường tới các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền”. 

Quyết định xử phạt cũng cho biết, do ông Nguyễn Thanh Nhã đã tự nguyện khai báo, giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện hành vi vi phạm hành chính nên mức phạt tiền là 27,5 triệu đồng (Điều 11 và 43 Nghị định 45/2022/NĐ-CP) và không có hình thức xử phạt bổ sung.

Theo lãnh đạo Phòng TN&MT huyện, ông Nhã hứa hẹn khắc phục đã nhiều lần và viện các lý do như dịch bệnh Covid-19, đang hợp đồng với công ty xử lý nước thải để xử lý nguồn nước trước khi xả vào kênh rạch… để qua chuyện. "Nếu như ông Nhã thực tâm muốn giải quyết thì không có chuyện vừa mới bị xử phạt tháng 5 thì tháng 9 người dân lại la làng vì nguồn nước bị cơ sở làm ô nhiễm tiếp”, vị lãnh đạo này nói.


Biên bản tháo dỡ ống xả thải.

"Lần này, chúng tôi quyết tâm làm đến nơi đến chốn. Trước mắt, phân công cho cán bộ môi trường tại địa phương (xã Mỹ Hiệp) theo dõi sát sao hoạt động của cơ sở này. Tiếp đó, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra cách tự khắc phục của cơ sở, xem xét đánh giá và đưa ra hướng xử lý cụ thể trong thời gian ngắn sắp tới!”, lãnh đạo Phòng nhấn mạnh.

Theo tìm hiểu của PV, cơ sở chế biến trái cây Sáu Thuộc (ấp 2, xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh) hoạt động từ nhiều năm nay. Khoảng 2 năm trở lại đây, cơ sở hoạt động mạnh hơn, thuê mướn thêm nhiều nhân công để gia công chế biến xoài bán ra thị trường.

Công đoạn đầu tiên trước khi chế biến là gọt vỏ xoài. Chính công đoạn xoài phải mang ra rửa sạch sau khi gọt vỏ nên nước thải từ khâu này phần lớn là mủ xoài và nhiều tạp chất khác, không qua xử lý mà xả thẳng xuống kênh rạch khiến nước chuyển sang màu đen và rất hôi thối.

Điều oái oăm là nhà xưởng của cơ sở Sáu Thuộc lại nằm giáp ranh với xã Tân Thanh (thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) nên bao nhiêu nước xả thải ô nhiễm đều xả xuống rạch Bà Trường, xuôi theo dòng chảy khiến người dân ấp 4, xã Tân Thanh, lãnh đủ!




Đường ống xả thải ra rạch Bà Trường được tháo dỡ sáng 30/11.

Sau khi Môi trường và Đô thị điện tử lên tiếng, một vài cơ quan thẩm quyền có liên quan bắt đầu có động thái bắt tay giải quyết. Chính vì vậy, mới có chuyện ông chủ cơ sở Sáu Thuộc "tự nguyện” tháo dỡ ống xả thải trực tiếp xuống rạch Bà Trường vào sáng 30/11!

Tuy vậy, điều mà dư luận quan tâm hiện nay là cách "tự xử lý” của cơ sở Sáu Thuộc có giải quyết được triệt để tình trạng ô nhiễm dòng kênh đã một thời gian dài bị "đầu độc”? Người ta đang nghi ngờ rằng, đây chỉ là động tác đối phó quen thuộc mà cơ sở này từng làm để qua mặt cơ quan kiểm tra, đến khi sự việc lắng xuống thì đâu lại vào đấy!

Điều đó có nghĩa chỉ là giải quyết phần "ngọn” của vấn đề, trong khi đó, cái "gốc” chính là hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn mà cơ sở này hứa hẹn xây dựng từ nhiều năm nay vẫn chưa thấy!




Dòng nước đen của rạch Bà Trường gây xáo trộn cuộc sống người dân xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Thêm vào đó, việc chậm chạp giải quyết sự cố như vừa qua ở các cơ quan chức năng, đặc biệt là tỉnh Đồng Tháp, đã góp phần tạo điều kiện cho cơ sở Sáu Thuộc chây ì, thậm chí xem nhẹ việc gây ô nhiễm môi trường, bất chấp thiệt hại về vật chất và sức khỏe của người dân xung quanh.

Ai sẽ đền bù những tổn thất về cây trái, hoa màu, tôm cá… mà người dân phải chịu đựng suốt gần một năm nay? Đó là chưa kể những hiểm họa về sức khỏe, lòng tin và những phẫn uất hiện hữu mà những cư dân địa phương đang kìm nén, trông chờ một giải pháp đưa họ trở lại cuộc sống yên bình trước đây!

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fsgfd
fdfgd
ggr
hhy

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu do Công ty CP Tập đoàn Thuận An thi công để phục vụ điều tra.

Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu ra môi trường

Cơ quan chức năng huyện Vân Hồ đã tiến hành kiểm tra việc Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước thải ra môi trường. Thời điểm kiểm tra nguồn thải và nguồn nhận nước thả có màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu.

Bình Dương: Cơ sở phế liệu Thuận Phát tiếp tục gây ô nhiễm môi trường

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã yêu cầu di dời bãi phế liệu Thuận Phát, đường Bùi Thị Xuân, phường An Phú, TP. Thuận An, vì vi phạm quy định pháp luật và gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động mà không có biện pháp sử lý