moitruongplus Nhiều khách sạn, cơ sở lưu trú, homestay, nhà hàng nổi tại Vĩnh Hy ngang nhiên xây dựng trái phép, có nguy cơ phá vỡ quy hoạch, mất mỹ quan và đe dọa môi trường.

Sử dụng đất sai mục đích

Ngày 18/11/2023, trao đổi với PV, ông Trần Minh Thái – Chủ tịch UBND huyện Ninh Hải, cho biết, UBND huyện vừa có kết luận thanh tra, kiểm tra tình hình cấp giấy phép xây dựng, du lịch, cơ sở lưu trú tại vịnh Vĩnh Hy (thôn Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải).

Theo đó, qua kiểm tra, huyện Ninh Hải đã phát hiện hàng loạt khách sạn, bè nổi, nhà hàng nổi, cơ sở lưu trú, homestay, hàng quán kinh doanh… ở vịnh Vĩnh Hy có nhiều sai phạm liên quan đến hành vi lấn, chiếm sử dụng đất sai mục đích.


Các nhà hàng nổi tại Vĩnh Hy chưa đủ điều kiện kinh doanh.

Cụ thể, tại khu vực suối Lồ Ồ có 6 hộ dân đã sử dụng đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm để mở kinh doanh quán cà phê Đoài, GarDen và buôn bán đồ nướng. Đáng chú ý, qua kiểm tra hồ sơ tại thửa đất số 235 là đất trồng cây lâu năm nhưng lại mở kinh doanh nhà vườn có tên Timo, chủ là người có quốc tịch Phần Lan, đang sinh sống tại đây.

Riêng hộ ông Katơ Ng. đã có hành vi chiếm đường giao thông, sử dụng 723 m2 đất công do xã quản lý để sử dụng riêng và phục vụ kinh doanh. Mặc dù UBND xã Vĩnh Hải đã phát hiện, lập biên bản kiểm tra hiện trạng, nhưng không tổ chức tiến hành lập biên bản xử vi phạm hành chính và khắc phục hậu quả, dẫn đến các hộ trên vẫn cơi nới, mở rộng vi phạm; Kết nối du lịch có yếu tố người nước ngoài nhưng địa phương chưa quản lý chặt chẽ và báo cáo kịp thời.

Bên cạnh đó, công tác quản lý đất đai tại xã Vĩnh Hải còn buông lỏng, thiếu kiểm tra, giám sát đã ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của huyện Ninh Hải tại khu vực Suối Lồ Ồ, phá vỡ quy hoạch sử dụng đất…

Ngoài ra, qua kiểm tra ngẫu nhiên 9 khách sạn, nhà nghỉ, homestay gồm Hotel CaSamaya, Công ty TNHH Phát Hoàng Long, nhà nghỉ Vũ Hà, nhà nghỉ Thành Hương, nhà nghỉ Vĩnh Vy, homestay Lồ Ồ, homestay Chành Rành, homestay Lamer, khách sạn Châu Gia, Hải sản Làng Chài, SanTo, đoàn thanh tra còn phát hiện chủ khách sạn Châu Gia đã lấn, chiếm ranh giới thu hồi hệ thống gia cố mái taluy dòng chảy tại vị trí 2 mô cầu hạng mục xây dựng cầu Vĩnh Hy và đường dẫn vào cầu. Đồng thời, xây dựng hồ bơi diện tích 37 m2 đã phá dỡ, nền bê tông xi măng, cây xanh; chiếm 2 tuyến kẻ kết hợp đường giao thông dọc suối Lồ Ô và phần diện tích xây dựng đường dẫn vào cầu Vĩnh Hy.

Hiện các cơ sở lưu trú, homestay, nhà nghỉ trên chưa đủ điều kiện hoạt động, còn thiếu nhiều hồ sơ và chưa được cấp phép xây dựng.


Khách sạn Châu Gia có hành vi xây dựng, lấn chiếm đất trái phép.

Loạt nhà hàng nổi hoạt động "chui” 

Ngoài việc sử dụng đất sai mục đích, qua kiểm tra, còn phát hiện 7 nhà hàng nổi của 6 công ty không đủ điều kiện kinh doanh gồm Công ty Tân Vĩnh Cường, Công ty Vĩnh Hy Discovery, Công ty Madame Hoàng Vĩnh Hy và các hộ kinh doanh có biển hiệu Út Thành, nhà bè Dũng Nhân.

Tại thời điểm thanh tra, kiểm tra có 4/5 nhà hàng trên vẫn còn hoạt động, cụ thể là của Công ty Tân Vĩnh Cường, Công ty Vĩnh Hy Discovery và 2 hộ kinh doanh nêu trên. Các bè trên đã bị UBND huyện Ninh Hải ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 27.500.000 đồng.

Theo UBND huyện Ninh Hải, hiện nay các nhà bè Vui Vẻ, nhà bè Vĩnh Hy Discovery, bè Út Thành, bè Dũng Nhân sử dụng cầu nổi (phi và gỗ) kết nối khu vực bãi Cóc trong và Cóc ngoài, diện tích thuộc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Núi Chúa quản lý, nhằm xây dựng khu vực ăn uống để phục vụ khách du lịch nhưng không chứng minh được hợp đồng thuê đất, thuê mặt biển khu vực này.


Cơ sở Hải sản Làng Chài tại Vịnh Vĩnh Hy xây dựng không phép.

Do đó, các nhà bè, bè nêu trên đang hoạt động, phục vụ khách du lịch chưa đúng quy định pháp luật, chưa có hợp đồng thuê mặt nước biển, chưa đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy. Mặt khác, chủ các nhà bè còn kết nối với đất liền bởi cầu nổi, sử dụng đất thuộc Vườn Quốc gia quản lý để xây dựng khu vực ăn, uống…

Kết luận thanh tra nêu rõ: "Để người dân sử dụng hoạt động xây dựng nhà ăn phục vụ khách du lịch, xây dựng, bao chiếm đất bãi Cóc trong và bãi Cóc ngoài là do Ban Quản lý Vườn Quốc gia và UBND xã Vĩnh Hải thiếu kiểm tra, xử lý và chưa có biện pháp xử lý theo quy định Luật đất đai năm 2013”.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fsgfd
fdfgd
ggr
hhy

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu do Công ty CP Tập đoàn Thuận An thi công để phục vụ điều tra.

Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu ra môi trường

Cơ quan chức năng huyện Vân Hồ đã tiến hành kiểm tra việc Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước thải ra môi trường. Thời điểm kiểm tra nguồn thải và nguồn nhận nước thả có màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu.

Bình Dương: Cơ sở phế liệu Thuận Phát tiếp tục gây ô nhiễm môi trường

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã yêu cầu di dời bãi phế liệu Thuận Phát, đường Bùi Thị Xuân, phường An Phú, TP. Thuận An, vì vi phạm quy định pháp luật và gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động mà không có biện pháp sử lý