moitruongplus Quy hoạch, xây dựng phát triển chợ để tránh việc chợ tự phát gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông và ảnh hưởng đến an ninh trật tự địa phương là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, một nhóm người đang có dấu hiệu lợi dụng chủ trương này thu tiền


Điểm tập kết, chung chuyển hàng hóa tại xã Thanh Lâm, Mê Linh, Hà Nội

Chủ trương đầu tư, phát triển chợ để tránh gây ô nhiễm môi trường

Chợ thôn Ngự Tiền (xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh) hơn 10 năm nay đã trở thành nơi trung chuyển, buôn bán trái cây rất nhộn nhịp. Hoạt động của khu chợ này nảy sinh nhiều bất cập liên quan đến môi trường, an toàn giao thông và an ninh trật tự địa phương.

Hình thành từ trước những năm 2000, đến nay khu chợ quy tụ ít nhất 35 hộ kinh doanh, buôn bán thường xuyên cùng hàng trăm tiểu thương khắp nơi đổ về giao thương mỗi ngày.


Rác có ở khắp mọi nơi của khu vực tập kết hàng hóa nông sản tại xã Thanh Lâm, Mê Linh, Hà Nội


Quang cảnh bốc hàng về đêm tại điểm tập kết, trung chuyển hàng nông sản tại xã Thanh Lâm, Mê Linh, Hà Nội.

Hàng hoá, trái cây, nông sản mùa nào thức nấy luân chuyển tại chợ thôn Ngự Tiền lên tới 300 – 400 tấn/ngày đêm. Khu chợ hoạt động chủ yếu từ 17 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau, với lưu lượng xe ra vào lên tới hàng trăm xe. Điều này dẫn đến ùn tắc giao thông cục bộ và tiểm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, mất an ninh trật tự và gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.

Chính vì vậy, ngày 26 tháng 10 năm 2022 UBND huyện Mê Linh có văn bản số 2802/UBND-KT về việc rà soát, bố trí địa điểm tập kết, trung chuyển nông sản tại xã Tiền Phong và xã Thanh Lâm.

Trong văn bản 2802, UBND huyện Mê Linh đã chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất: Tham mưu văn bản của UBND huyện báo cáo, đề nghị UBND Thành phố Hà Nội cho phép huyện được sử dụng tạm thời khu đất thương phẩm thuộc dự án Khu du lịch 79 Mùa Xuân làm nơi tập kết hàng hóa của các tiểu thương, nhân dân xã Thanh Lâm. 

Việc bố trí địa điểm tập kết, trung chuyển hàng hoá để thực hiện các dự án phát triển chợ sẽ góp phần khắc phục những bất cập trong việc kinh doanh vừa đáp ứng được nhu cầu của các tiểu thương; đồng thời góp phần giải toả các điểm họp chợ tự phát gây mất an toàn giao thông, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường. Đây là một chủ trương phù hợp và rất cần thiết.

Chủ trương một đằng, thực hiện một nẻo

Chủ trương là vậy, tuy nhiên khi nhóm PV có mặt tại Dự án Đồi 79 mùa xuân nơi được "cho mượn” để làm điểm tập kết, trung chuyển hàng hoá cho các tiểu thương thì gặp nhiều bất cập.

Là khu đất rộng khoảng 1ha, nhưng do hàng ngày có hàng trăm lượt xe ra vào chở lượng hàng hoá rất lớn nên nơi này mỗi khi trời mưa thì lầy lội, bùn bẩn đến mắt cá chân, rác thải tràn ngập


Việc các tiểu thương phải đóng tiền để dọn dẹp vệ sinh nhưng môi trường ở đây vẫn không được cải thiện


Khi có trời mưa thì khu vực này trở nên lầy lội và bẩn thỉu

Điều đặc biệt, theo thông tin nhóm PV ghi nhận được tại đây có 1 nhóm người đã lập lập chốt, thu tiền vào bãi của chủ hàng, các xe tải chở hàng hóa nông sản từ khắp các vùng miền về đây tiêu thụ.

Theo 1 tài xế chở hàng hoa quả chở từ miền Tây Nam Bộ ra đây cho biết: mỗi xe vào đây họ đều thu tiền. Nhìn chung mỗi xe vào chợ để trả hàng nông sản sẽ phải nộp cho tổ quản lý từ 200 ngàn cho đến tiền triệu...

Làm việc với UBND huyện Mê Linh, bà Nguyễn Thị Vinh Thủy - Phó trưởng phòng kinh tế huyện cho biết: Đây không phải là chợ, nên không có việc thu tiền. Huyện chỉ mượn mặt bằng của dự án đồi 79 mùa xuân để tạo điểm tập kết, trung chuyển hàng nông sản cho tiểu thương để tránh ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông, đảm bảo ANTT và ô nhiễm môi trường.

Về phía UBND xã Thanh Lâm, ông Nguyễn Văn Giỏi - Chủ tịch UBND xã thông tin: Khu vực này hoạt động từ cuối năm 2022 đến nay, xã không quản lý cũng không thu bất cứ khoản nào vì đây chỉ là điểm tập kết, trung chuyển hàng nông sản chứ không phải là chợ. Về thu gom rác thải thì các hộ kinh doanh tự ký hợp đồng với (công ty rau sạch sông hồng) để thu gom và vận chuyển đi.

Đề nghị UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện Mê Linh làm rõ những thông tin, nội dung đã nêu trên để đảm bảo quyền và lợi ích của các tiểu thương, tránh gây bức xúc trong dư luận./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fsgfd
fdfgd
ggr
hhy

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu do Công ty CP Tập đoàn Thuận An thi công để phục vụ điều tra.

Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu ra môi trường

Cơ quan chức năng huyện Vân Hồ đã tiến hành kiểm tra việc Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước thải ra môi trường. Thời điểm kiểm tra nguồn thải và nguồn nhận nước thả có màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu.

Bình Dương: Cơ sở phế liệu Thuận Phát tiếp tục gây ô nhiễm môi trường

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã yêu cầu di dời bãi phế liệu Thuận Phát, đường Bùi Thị Xuân, phường An Phú, TP. Thuận An, vì vi phạm quy định pháp luật và gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động mà không có biện pháp sử lý