moitruongplus Người dân phản ánh, sau khi thu hồi đất nông nghiệp với giá ‘bèo’ để xây dựng trường THPT Hùng Vương ở xã Lạc Đạo, Văn Lâm, hàng nghìn m2 đất dự án được doanh nghiệp ‘xẻ thịt’ phân lô, bán nền với giá bán hàng chục triệu đồng/m2 gây bức xúc dư luận.

Thu hồi đất giá ‘bèo’ 71 nghìn đồng/m2…

Được biết, Dự án đầu tư xây dựng trường THPT Hùng Vương (sau đây viết tắt là Dự án trường Hùng Vương) tại xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, do Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Hùng Vương Hưng Yên làm chủ đầu tư.

Để thực hiện Dự án, năm 2013, UBND huyện Văn Lâm đã lên phương án bồi thường, hỗ trợ cây cối, hoa màu, tài sản trên đất khi nhà nước thu hồi đất đối với 71 hộ dân.

Tổng diện tích đất bị thu hồi thực hiện Dự án là 26.953 m2. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm 25.656 m2, đất trồng lúa trên đất công điền là 1.297 m2 (riêng loại đất này chỉ được bồi thường hoa màu). Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là 8.258.902.000 đồng. Trong đó đơn giá bồi thường đất nông nghiệp là 71.000 đồng/m2.



Dự án đầu tư xây dựng trường THPT Hùng Vương bị đặt nghi vấn phân lô, bán nền không phù hợp với quy hoạch và mục đích sử dụng đất, khi nhà trường phải nằm gọn một góc để nhường đất cho các biệt thự liền kề ‘mọc’ lên.

Có hay không việc ‘xẻ thịt’ phân lô, bán nền giá hàng chục triệu đồng/m2

Theo người dân phản ánh, sau khi nhận bàn giao đất thực hiện Dự án, Công ty Hùng Vương Hưng Yên đã ‘xẻ thịt’ khu đất này thành ba phần. Một phần diện tích đất nằm vị trí giữa được chủ đầu tư xây dựng trường THPT Hùng Vương; nằm phía sau khu trường học này được phân thành 44 lô đất; với khu đất ‘mặt tiền’ của ngôi trường nằm giáp mặt Đường tỉnh 385 được phân thành 100 lô. 

Liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng và môi trường tại dự án, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có buổi ghi nhận thực tế. Theo đó, đối với các lô đất nằm phía sau trường THPT Hùng Vương, đến nay một số hộ dân đã hoàn thiện việc xây dựng và về ở, riêng các lô đất phía ngoài mặt tiền dự án thì hầu hết đã được xây dựng các công trình nhà ở kiên cố từ 4-5 tầng, đã đưa vào ở và hoạt động kinh doanh rầm rộ từ nhiều năm nay. Tại khu đất phía trong nằm sát trường học hiện đang được chủ đầu tư thi công xây dựng hạ tầng.


Khi thu hồi đất nông nghiệp thực hiện dự án, người dân chỉ được đền bù với giá ‘bèo’ bằng 01 bát phở/m2, và sau khi phân lô, bán nền thì giá bán lên đến vài chục triệu đồng/m2.

Ông Nguyễn Hữu T. người dân thôn Giữa, xã Lạc Đạo băn khoăn nói: Năm 2013, khi UBND huyện Văn Lâm ra thông báo về mục đích thu hồi đất nông nghiệp của người dân thôn Giữa chúng tôi để đầu tư dự án xây dựng trường học, nhưng không hiểu họ điều chỉnh quy hoạch kiểu gì mà đến nay đất phục vụ giáo dục giờ bị phân lô, bán nền, ‘hô biến’ thành đất ở.

Còn theo bà Vẻ, UBND huyện Văn Lâm áp đơn giá bồi thường đối với đất nông nghiệp của các hộ dân bị thu hồi với giá rất bèo bọt, chỉ bằng một bát phở/1 m2 (71 nghìn đồng/m2), nhưng sau khi ‘xẻ thịt’ phân lô, bán nền thì giá đất tại dự án được bán ra lên đến vài chục triệu đồng/m2. Hiện nay, tuỳ vào diện tích và vị trí mỗi lô đất tại mặt tiền dự án có giá bán trung bình 6 tỷ đồng/1 lô với diện tích 100 m2 (tương đương với 60 triệu đồng/1m2). Chính việc này đã khiến người dân có đất bị thu hồi rất bức xúc, làm đơn tố cáo gửi các cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên vào cuộc kiểm tra làm rõ có hay không việc Công ty Hùng Vương Hưng Yên lợi dụng ‘vẽ’ dự án giáo dục để lấy đất phân lô, bán nền hưởng lợi bất hợp pháp hàng trăm tỷ đồng?

Khách hàng đối mặt nguy cơ rủi ro lớn

Theo tìm hiểu, từ cuối tháng 11/2019, UBND huyện Văn Lâm đã cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) đối với các lô đất tại dự án cho Công ty Hùng Vương Hưng Yên. Hiện nay,  khách hàng mua đất dự án đang rất lo lắng về việc đã bỏ hàng tỷ đồng để đầu tư mua đất tại đây, nhưng đến nay ‘sổ đỏ’ vẫn đứng tên Công ty này mà chưa thể sang tên chính chủ sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi, và họ đang phải đối mặt với nguy cơ rủi ro rất lớn.


Nhìn từ bên ngoài nhiều người lầm tưởng đây là dự án khu đô thị chứ không phải là dự án giáo dục, bởi các căn biệt thự liền kề được xây dựng hoành tráng lấn át cả công trình chính là trường THPT Hùng Vương.

Để có thông tin chính xác về quá trình thực hiện chủ trương đầu tư dự án cũng như nội dung phản ánh của người dân địa phương, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã liên hệ đặt lịch làm việc với UBND huyện Văn Lâm. Tuy nhiên sau nhiều tuần không nhận được phản hồi từ đơn vị này, PV đã liên hệ trực tiếp với ông Trần Chu Đức - Chủ tịch UBND huyện Văn Lâm và được vị này cho biết, huyện đã nhận được nội dung làm việc của báo chí và đề nghị PV liên hệ với Chánh Văn phòng UBND huyện để sắp xếp lịch làm việc.

Với sự sắp xếp của lãnh đạo Văn phòng UBND huyện Văn Lâm, PV liên tục bị đùn đẩy liên hệ với hết phòng này đến ban kia của huyện Văn Lâm, nhưng đến nay sau cả tháng chờ đợi PV vẫn chưa được bố trí lịch làm việc?!

Tuy nhiên, đến ngày 11/7, ông Hiếu - Phó Chánh văn phòng UBND huyện Văn Lâm chủ động liên lạc với PV qua điện thoại, cho biết: Lãnh đạo huyện đã giao cho Phòng Kinh tế Hạ tầng tham mưu cung cấp, trả lời thông tin báo chí. Nhưng hiện tại Thanh tra Chính phủ đang thực hiện thanh tra trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, trong đó có thanh tra dự án trường THPT Hùng Vương. Sau khi có kết luận thanh tra, có nội dung cụ thể sẽ cung cấp cho báo chí. Thanh tra Chính phủ làm từ cuối năm 2022 đến giờ vẫn chưa xong.

Trong một diễn biến khác, để có thông tin khách quan, kịp thời phản ánh sự việc, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Phan Duệ - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Hùng Vương Hưng Yên, xung quanh các ‘vấn đề’ người dân phản ánh về dự án, chi tiết nội dung trao đổi này sẽ được chúng tôi thông tin trong bài báo tiếp theo.


Công dân ở thôn Giữa, xã Lạc Đạo phản ánh việc áp dụng giá ‘bèo’ khi đền bù đất nông nghiệp làm dự án gây thiệt thòi cho người dân

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fsgfd
fdfgd
ggr
hhy

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu do Công ty CP Tập đoàn Thuận An thi công để phục vụ điều tra.

Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu ra môi trường

Cơ quan chức năng huyện Vân Hồ đã tiến hành kiểm tra việc Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước thải ra môi trường. Thời điểm kiểm tra nguồn thải và nguồn nhận nước thả có màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu.

Bình Dương: Cơ sở phế liệu Thuận Phát tiếp tục gây ô nhiễm môi trường

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã yêu cầu di dời bãi phế liệu Thuận Phát, đường Bùi Thị Xuân, phường An Phú, TP. Thuận An, vì vi phạm quy định pháp luật và gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động mà không có biện pháp sử lý