moitruongplus …Chúng tôi là đơn vị vận chuyển, chúng tôi thích vận chuyển đất đi đâu thì vận chuyển, càng xa chúng tôi càng mất tiền cước chứ sao”.



Trước đó, Môi trường và Đô thị Việt Nam có bài viết: Văn Khê – Mê Linh: Lợi dụng dự án "ăn cắp” tài nguyên?


Phản ánh, Công ty CP xây dựng sinh thái Nam Hải (công ty Nam Hải) có thuê Công ty TNHH đầu tư xây dựng Tuấn Tú (công ty Tuấn Tú), vận chuyển đất về bãi đổ thải tại thôn Khê Ngoại, xã Văn Khê, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội (theo quy định trong giấy phép của thành phố Hà Nội).


Tuy nhiên, đó là nội dung trên văn bản còn thực tế tài nguyên đất lại được vận chuyển đến nhà máy gạch Prime (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) và nhà máy gạch Toko Hưng Yên (Văn Lâm, Hưng Yên).


Có mặt tại dự án này trong 02 ngày (16, 17/5), phóng viên (PV) Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận cả trăm lượt xe (tải trọng khoảng 25 – 35 tấn). Nhiều xe chở đất vượt quá thành thùng, có dấu hiệu quá tải, di chuyển trên quãng đường khá xa để vận chuyển đất đến các nhà máy gạch.


Liên quan đến nội dung trên, ông Nguyễn Trung Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH đầu tư xây dựng Tuấn Tú cũng khẳng định: "Do đoàn xe quá đông, có thể các chủ xe đã tự ý chở đất tới nhà máy gạch. Còn việc đó không "nằm” trong giấy phép, chúng tôi cũng không chỉ đạo. Tôi sẽ cho họp và quán triệt lại ngay”.


Thế nhưng, sau khi bài viết được đăng có người tự xưng là Giáp, Giám đốc Công ty CP xây dựng sinh thái Nam Hải, gọi điện cho phóng viên (SĐT 0983877556). Nói rằng: "Chúng tôi đã hỏi công an và viện kiểm sát, việc các anh bảo chúng tôi "ăn cắp” tài nguyên là không đúng (ở đây không có tài nguyên gì cả). Còn chúng tôi là đơn vị vận chuyển, chúng tôi thích vận chuyển đất đi đâu thì vận chuyển, càng xa chúng tôi càng mất tiền cước chứ sao?...”.


Khá bất ngờ trước câu trả lời của vị giám đốc (tự xưng) này, bởi Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp TP.Hà Nội, thuê công ty Nam Hải và công ty Tuấn Tú vận chuyển đất tại "Dự án: Xây dựng trạm bơm Văn Khê và hệ thống kênh tiêu ra sông Hồng trên địa bàn huyện Mê Linh, thành Phố Hà Nội”. Không đồng nghĩa với việc những đơn vị này được phép vận chuyển đất đi bán cho nhà máy gạch.


Nghị định 33/2017/NĐ-CP về xử phạt lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản có quy định: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản khai thác đối với hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác được sử dụng cho xây dựng công trình đó…


Đặc biệt, phạt từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp khoáng sản sau khai thác đem bán cho tổ chức, cá nhân khác.


Mặt khác, việc tự ý vận chuyển tài nguyên đất tại Dự án: Xây dựng trạm bơm Văn Khê và hệ thống kênh tiêu ra sông Hồng trên địa bàn huyện Mê Linh, thành Phố Hà Nội”, đi bán cho nhà máy gạch mà không có hóa đơn, chứng từ có thể bị xử lý về tội thu lợi bất chính.


Chưa rõ, người gọi điện cho PV Môi trường và Đô thị Việt Nam có đúng là Giám đốc công ty Nam Hải hay không? Nếu đúng thì thật sự đáng buồn.


Kính đề nghị, các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội, huyện Mê Linh sớm kiểm tra và làm rõ việc vận chuyển đất đi bán cho nhà gạch tại dự án này là đúng hay sai? Việc mua bán đất ở đây diễn ra từ khi nào? Ai sẽ chịu trách nhiệm?

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

hhy
ggfd
dsfs
fdf

Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu do Công ty CP Tập đoàn Thuận An thi công để phục vụ điều tra.

Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu ra môi trường

Cơ quan chức năng huyện Vân Hồ đã tiến hành kiểm tra việc Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước thải ra môi trường. Thời điểm kiểm tra nguồn thải và nguồn nhận nước thả có màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu.

Bình Dương: Cơ sở phế liệu Thuận Phát tiếp tục gây ô nhiễm môi trường

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã yêu cầu di dời bãi phế liệu Thuận Phát, đường Bùi Thị Xuân, phường An Phú, TP. Thuận An, vì vi phạm quy định pháp luật và gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động mà không có biện pháp sử lý

Ô nhiễm bủa vây di tích lịch sử đình Khoái Lạc ở Quảng Yên

Loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng (VLXD) tại thôn 2 xã Sông Khoai (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) hoạt động không phép, phát tán bụi bẩn bủa vây di tích lịch sử đình Khoái Lạc, gây bức xúc dư luận.

Đắk Lắk: Cơ sở sản xuất phế liệu tiếp tục hoạt động gây ô nhiễm môi trường

Người dân sinh sống tại xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột đang phải sống trong cảnh môi trường ô nhiễm trầm trọng bởi hoạt động sản xuất từ cơ sở tái chế phế liệu của ông Vũ Đức Cường.

Vĩnh Phúc: Cận cảnh Khu công nghiệp Tam Dương I – Khu vực 2 của Tập đoàn Sơn Hà

Dự án Khu công nghiệp Tam Dương I – Khu vực 2 tại xã Hướng Đạo và xã Đạo Tú, thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc do Công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà làm chủ đầu tư đang trong giai đoạn GPMB và thi công hạ tầng kỹ thuật…