moitruongplus Nhiều năm qua, nhà máy xi măng Lam Thạch nổ mìn khai thác đá gây ô nhiễm môi trường, đá bay vào nhà dân làm hư hỏng tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn cuộc sống người dân. Đáng nói, lời hứa và trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp với người dân đế

Theo phản ánh của người dân khu Hồng Hà, phường Phương Nam, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, nhiều năm nay nhà máy xi măng Lam Thạch bắn mìn phá đá gây bụi bặm ô nhiễm môi trường, đá bay vào nhà dân làm hư hỏng tài sản, bụi đá phủ lên hoa màu gây thất thu, thiệt hại lớn về kinh tế. Đáng nói, các hoạt động khai thác bắt đầu từ sáng sớm đến đêm khuya gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, đời sống người dân địa phương.

Người dân cho rằng, nhà máy xi măng Lam Thạch cần phải có trách nhiệm trước những thiệt hại cả về sức khỏe, kinh tế mà họ đã và đang phải gánh chịu. Đồng thời, phải làm đường khác cho dân đi để đảm bảo an toàn, phải bố trí di dời những gia đình ở sát công trình đi nơi khác để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của họ.


Nhà máy xi măng Lam Thạch nổ mìn phá núi đá nhưng không có biện pháp cảnh báo, thông báo cho người dân.

Ông Bùi Văn C. - người dân sống cạnh khu vực khai thác đá cho biết : "Mỗi khi nhà máy xi măng Lam Thạch nổ mìn phá đá làm bụi bặm bay đầy nhà, bụi phủ kín đồ đạc từng lớp dày. Những lần nổ mìn là nhà cửa bị rung lắc mạnh, đá bắn vào nhà gây đổ hàng rào, bục mái tôn rất nguy hiểm cho người dân sinh sống xung quanh. Họ bắn mìn không có giờ giấc nào cố định, lúc thì từ 17h-19h, khi thì vào 21h-22h, khiến chúng tôi luôn thấp thỏm lo sợ, bất an ngay cả trong giấc ngủ đêm."


Nhà máy xi măng Lam Thạch nổ mìn khai thác đá khiến những tảng đá lớn rơi  xuống đường, gây mất an toàn.

Cũng theo ông C., tôi nghĩ doanh nghiệp sản xuất phát triển kinh tế nhưng phải đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống quanh khu vực, khắc phục việc gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, nhà dân sinh sống gần công trường phải được đảm bảo quyền lợi như hỗ trợ độc hại do khói bụi đá, nguy cơ mất an toàn.

Ông Nguyễn Văn D., bức xúc nói, doanh nghiệp muốn bắn mìn thì phải thực hiện ngay việc bồi thường thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng. Đến nay, người dân mất niềm tin với doanh nghiệp, vì họ đã hứa rất nhiều lần, qua nhiều năm nhưng vẫn chưa thực hiện bồi thường gì cả.

Theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, sự việc được đẩy đến đỉnh điểm khi ngày 11/3/2023, hơn 10 hộ dân khu Hồng Hà, phường Phương Nam đã tập trung gần chân mỏ đá của nhà máy xi măng Lam Thạch phản đối việc nổ mìn, đề nghị công ty thực hiện trách nhiệm bồi thường khói bụi cho người dân, di dời những hộ có vị trí canh tác gần với mỏ đá của công ty, làm đường tránh đảm bảo khoảng cách đường đi và mỏ đá cho an toàn.


Mặc cho người của nhà máy xi măng Lam Thạch (người đàn ông áo xanh) giải thích và hứa bồi thường nhưng người dân đã mất niềm tin vào doanh nghiệp này.

Ngay sau đó, một Phó Chủ tịch UBND phường Phương Nam đã xuống hiện trường đề nghị người dân giải tán để doanh nghiệp nổ mìn, vì doanh nghiệp đã nhồi mìn xong chỉ chờ kích nổ. Đồng thời, hẹn người dân sáng ngày 13/3/2023 lên trụ sở UBND phường đối thoại với doanh nghiệp, tìm hướng giải quyết. Tuy nhiên, người dân không đồng ý vì doanh nghiệp đã thất hứa rất nhiều lần trong nhiều năm, đến nay người dân vẫn chưa nhận được một đồng nào tiền đền bù từ doanh nghiệp.

Liên quan đến hoạt động nổ mìn của nhà máy xi măng Lam Thạch, trao đổi với PV, ông Phạm Gia Trọng - Chủ tịch UBND phường Phương Nam, cho biết: Thời gian cấp phép nổ mìn của nhà máy xi măng Lam Thạch vào lúc 11h và 19h, nếu công ty nổ mìn không đúng vào hai giờ trên là sai quy định. Ông Trọng cũng thừa nhận là có việc doanh nghiệp hứa chi trả đền bù hỗ trợ cho dân nhưng chưa thực hiện. Số lượng mìn nhồi vào lỗ chờ kích nổ nhưng dân phản đối thì hiện nay doanh nghiệp đã bỏ vì nước vào nên mìn thối, không có tác dụng nữa.

Để đảm bảo an toàn cuộc sống của người dân xung quanh, cũng như đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn phường Phương Nam. Đặc biệt là đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân bị ảnh hưởng từ hoạt động nổ mìn khai thác đá nêu trên, chúng tôi kính đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh, chính quyền TP Uông Bí cần kiểm tra làm rõ sự việc, tránh gây bức xúc trong nhân dân.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
fdsfd
fdbdb

Nghệ An: Vì sao 2 khu đất vàng bám đường 72m của Cty thương mại Vinh vẫn bỏ hoang?

02 khu đất "vàng” bám đường 72 mét của Cty thương mại Vinh được chấp thuận chủ trương đầu tư đã lâu nhưng đến nay vẫn là bãi đất trống. Việc chậm tiến độ không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, lãng phí tài nguyên mà còn làm xấu môi trường đầu tư tại Nghệ An.

Ninh Sở, Thường Tín: Xưởng sản xuất gỗ, nhựa gây ô nhiễm môi trường

Nhiều năm qua, người dân sinh sống tại đường Văn Chỉ, thôn Đại Lộ, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội phải sống trong môi trường ô nhiễm, bởi xưởng sản xuất gỗ và xưởng nhựa nằm sát nhà xả bụi, khói, tiếng ồn, nguy cơ cháy nổ cao...

Văn Khê - Mê Linh: Doanh nghiệp chở đất bán cho nhà máy gạch có đúng không?

…Chúng tôi là đơn vị vận chuyển, chúng tôi thích vận chuyển đất đi đâu thì vận chuyển, càng xa chúng tôi càng mất tiền cước chứ sao”.

Quảng Yên: Kiểm tra nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường một kho bãi chứa chất thải

Cơ quan chức năng thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đang tiến hành kiểm tra thông tin phản ánh về nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường tại một kho bãi chứa chất thải trên địa bàn phường Đông Mai

Thanh Hóa: Xử phạt vi phạm hành chính một hộ dân 20 triệu đồng trong lĩnh vực đất đai

Do tự ý hủy hoại đất, làm biến dạng địa hình đất với diện tích 0,1677 ha tại thửa 834, tờ bản đồ số 42, bản đồ địa chính TT Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy; hộ ông Nguyễn Văn Hải thuộc Tổ dân phố thôn Đồng Chạ bị xử phạt 20 triệu đồng.

Đồng Nai: Trạm trộn bê tông nhựa nóng Tấn Lộc xây dựng trái phép, chính quyền chưa xử lý

Trạm trộn bê tông chi nhánh Biên Hoà, Đồng Nai của Công ty TNHH Xây dựng Cầu đường Tấn Lộc (Công ty Tấn Lộc) được xây dựng trên đất trồng cây lâu năm khác và hoạt động nhiều năm nay nhưng không bị xử lý dứt điểm.