moitruongplus Thông tin từ lãnh đạo UBND huyện Văn Lâm (tỉnh Hưng Yên), ngoài việc buộc cưỡng chế, tháo dỡ các công trình và khu biệt thự "mọc” trái phép trên đất dự án chăn nuôi, thì hàng loạt lãnh đạo từ xã đến huyện lần lượt bị xử lý kỷ luật vì dính đến sai phạm

Liên quan đến hàng loạt công trình, biệt thự ‘khủng’ ‘mọc’ trái phép trên khu đất rộng hơn 33.000m2 để thực hiện Dự án chăn nuôi dịch vụ an toàn theo tiêu chuẩn VietGap ở xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, do Hợp tác xã chăn nuôi - dịch vụ an toàn Siêu Việt (viết tắt là HTX Siêu Việt) làm Chủ đầu tư.

Trả lời PV Môi trường và Đô thị Việt Nam về hướng xử lý đối với các công trình, khu biệt thự trên của chính quyền, ông Trần Chu Đức – Chủ tịch UBND huyện Văn Lâm cho biết, chúng tôi đang cho thực hiện quy trình, thủ tục cưỡng chế, tháo dỡ các công trình vi phạm tại dự án. Vì những tài sản bị cưỡng chế có giá trị lớn nên chúng tôi phải làm cẩn thận.







Hàng loạt công trình sai phạm này sẽ bị chính quyền huyện Văn Lâm cưỡng chế, tháo dỡ trong tháng 3/2023.

Thông tin về thời gian triển khai kế hoạch thực hiện cưỡng chế, ông Trần Chu Đức nói: Chiều ngày 8/3/2023, tổ công các của huyện đã vào kiểm tra tại thực địa và thứ 6 tuần này sẽ ban hành dự thảo kế hoạch cưỡng chế. Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ thực hiện việc cưỡng chế các công trình trên trong tháng 3/2023.

Liên quan đến việc xử lý kỷ luật cán bộ liên quan đến sai phạm tại dự án, người đứng đầu chính quyền huyện Văn Lâm cho biết: Tôi đã xử lý kỷ luật đối với các cá nhân, tập thể liên quan đến sai phạm tại dự án. Hiện đã thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với Chủ tịch UBND xã Lạc Đạo, riêng 02 phó Chủ tịch xã và cán bộ, công chức địa chính xã này bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách.


Chủ tịch UBND xã Lạc Đạo bị kỷ luật cảnh cáo do "dính” vào những công trình sai phạm tại dự án

Cũng theo Chủ tịch UBND huyện Văn Lâm, các phòng chuyên môn của huyện là: Phòng Tài chính (do liên quan đến Hợp tác xã), Kinh tế, Tài nguyên và Môi trường ‘chỉ’ phải kiểm điểm rút kinh nghiệm vào cuối năm vừa qua.

Thế nhưng điều kỳ lạ là lãnh đạo và Phó Chủ tịch UBND phụ trách lĩnh vực đất đai, xây dựng, môi trường của huyện Văn Lâm thì không hề được nhắc tới với vai trò chịu trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền để xảy ra sai phạm của HTX Siêu Việt !?


Nhiều lãnh đạo các phòng chuyên môn của huyện Văn Lâm bị kiểm điểm, kỷ luật vì những sai phạm tại dự án do HTX Siêu Việt làm chủ đầu tư.

Trong một diễn biến khác, theo tài liệu mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam thu thập được cho thấy, mặc dù HTX Siêu Việt chưa được bàn giao mặt bằng ‘sạch’ của dự án, nhưng không hiểu vì sao Sở Xây dựng tỉnh Hưng Yên lại ra Thông báo chấp thuận mặt bằng quy hoạch tổng thể điều chỉnh đầu tư dự án và Thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở cho đơn vị này. Việc làm này có đúng, có phù hợp với quy định của pháp luật hay không sẽ được chúng tôi thông tin trong bài báo tiếp theo.


Lãnh đạo, nhất là Phó Chủ tịch phụ trách mảng đất đai, xây dựng và môi trường huyện Văn Lâm có "vô can” trước những sai phạm nghiêm trọng tại dự án?

Trước đó, ngày 6/3/2023, Môi trường và Đô thị Việt Nam đăng tải bài viết "Hưng Yên: Biến tướng đất dự án chăn nuôi thành khu biệt thự ‘khủng’?” (https://www.moitruongvadothi.vn/hung-yen-bien-tuong-dat-du-an-chan-nuoi-thanh-khu-biet-thu-khung-a124580.html). Nội dung bài viết phản ánh việc, hơn 33.000m2 đất nông nghiệp ở xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm để thực hiện Dự án chăn nuôi dịch vụ an toàn theo tiêu chuẩn VietGap nay đã bị biến tướng thành các công trình, khu biệt thự trái phép gây hệ luỵ tiêu cực đến môi trường, phá vỡ mặt bằng đất canh tác, gây bức xúc dư luận.

Liên quan đến sai phạm tại dự án, ngày 14/10/2022, Chủ tịch UBND huyện Văn Lâm đã ký Quyết định số 2392/QĐ-XPHC về xử phạt vi phạm hành chính đối với HTX Siêu Việt. Theo đó, HTX Siêu Việt bị phạt tổng số tiền là 96.000.000 đồng. Đồng thời đưa ra các biện pháp khắc phục hậu quả, buộc HTX Siêu Việt khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

Thời gian thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trên. Chi tiết tại bài báo "Hưng Yên: Hô biến đất dự án chăn nuôi thành biệt thự ‘khủng’ – Trách nhiệm của chính quyền đến đâu?” (https://www.moitruongvadothi.vn/hung-yen-ho-bien-dat-du-an-chan-nuoi-thanh-biet-thu-khung-trach-nhiem-cua-chinh-quyen-den-dau-a124866.html). 

Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin./

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fdf
fdfd
gsdf
feefw

Ô nhiễm bủa vây di tích lịch sử đình Khoái Lạc ở Quảng Yên

Loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng (VLXD) tại thôn 2 xã Sông Khoai (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) hoạt động không phép, phát tán bụi bẩn bủa vây di tích lịch sử đình Khoái Lạc, gây bức xúc dư luận.

Đắk Lắk: Cơ sở sản xuất phế liệu tiếp tục hoạt động gây ô nhiễm môi trường

Người dân sinh sống tại xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột đang phải sống trong cảnh môi trường ô nhiễm trầm trọng bởi hoạt động sản xuất từ cơ sở tái chế phế liệu của ông Vũ Đức Cường.

Vĩnh Phúc: Cận cảnh Khu công nghiệp Tam Dương I – Khu vực 2 của Tập đoàn Sơn Hà

Dự án Khu công nghiệp Tam Dương I – Khu vực 2 tại xã Hướng Đạo và xã Đạo Tú, thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc do Công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà làm chủ đầu tư đang trong giai đoạn GPMB và thi công hạ tầng kỹ thuật…

Hải Dương: Vi phạm về môi trường, Công ty TNHH Very Vina bị phạt 225 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty TNHH Very Vina (ở khu Đồng Trục, xã Quang Phục, Tứ Kỳ) 240 triệu đồng do vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Quảng Ngãi: Dự án bỏ hoang, người dân bức xúc (Bài 2)

Theo nhiều người dân, dự án Trạm dừng nghỉ và bến xe Nam Quảng Ngãi không những xây dựng công trình trái phép mà còn thực hiện đền bù cho dân không đúng Luật đất đai năm 2013.

Hạ Long: Công ty ECO sử dụng giấy phép xây dựng hết hiệu lực để thi công dự án?

Quá trình triển khai xây dựng công trình Điểm dừng nghỉ tại phường Hà Khẩu (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), chủ đầu tư đã sử dụng giấy phép xây dựng hết hạn nhưng không thực hiện việc gia hạn theo quy định để thi công, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.