moitruongplus Hàng loạt vấn đề được phản ánh tại dự án tòa nhà Vinacumin (Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam-TKV) nằm tại phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) như băm nát vỉa hè, vấn đề môi trường, khai thác nước ngầm, bàn giao vận hành không đúng quy định PCCC....

Dự án trụ sở Vinacomin tại ngã tư đường Dương Đình Nghệ-Trung Kính (Cầu Giấy, Hà Nội) do Tập đoàn Than khoáng sản (TVK) làm chủ đầu tư, được phê duyệt năm 2012 với tổng mức đầu tư 3.771 tỉ đồng.Dự án có thiết kế gồm 5 tầng hầm, 35 tầng nổi trên khu đất rộng 9.442m2, do chính Vinacomin làm chủ đầu tư.

Công trình được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu văn phòng làm việc của tập đoàn, văn phòng các đơn vị Vinacomin tại Hà Nội và đại diện các đơn vị khác ở các tỉnh, quảng bá thương hiệu Vinacomin và cho thuê văn phòng…Dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào quý IV/ 2018, tuy nhiên đến nay công trình này vẫn chưa được phát huy đúng công năng, người đân đặt cho cái tên là "công trình thế kỷ" vì gần chục năm chưa thể chính thức hoàn thành…


Tòa nhà Vinacomin- nơi được xây dựng trụ sở văn phòng của Tập đoàn Than khoáng sản (TVK) thể hiện sự tự hào của ngành mỏ, tuy nhiên chính chủ đầu tư là Tập đoàn Than khoáng sản lại để tồn tại nhiều vấn đề gây bức xúc dư luận....

Thi công băm nát vỉa hè, nhân viên tố công trường khoan nhiều giếng khoan trái phép!

Về yếu tố môi trường, việc thi công các hạng mục bên ngoài tòa nhà như khuôn viên, tường, cổng tại dự án trên có dấu hiệu mất an toàn vệ sinh. Vật liệu xây dựng vẫn ngổn ngang, nhếch nhác, bụi bặm ra vỉa hè, vỉa hè bị phá nát, tận dụng làm nơi trộn vữa xây dựng, tập kết vật liệu xây dựng….Theo ghi nhận của PV, gần như toàn bộ vỉa hè ở đây đã bị bóc bề mặt, băm nát dù chưa được cấp phép.


Khu vực cổng trước dự án đã bị chủ đầu tư tự ý "phá nát"... gây mất mỹ quan đô thị.

Theo quy định tại Điểm d Khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 15 Nghị định 46/2016 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông Đường bộ và Đường sắt thì: "Phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với cá nhân; từ 6 triệu đến 10 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Tự ý đập phá, tháo dỡ vỉa hè hoặc sửa chữa, cải tạo vỉa hè trái phép.

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.”


Vỉa hè bị đào xới không thương tiếc, môi trường cảnh quan không được đảm bảo nhưng TKV chưa hề bị cấp quản lý nào xử lý, xử phạt...


Chủ đầu tư TKV thi công bất chấp băm nát vỉa hè, tận dụng làm nơi trộn vữa khiến nơi đây trở nên nhếch nhác, vi phạm quy định về giao thông đường bộ...

Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì phía chủ đầu tư là Tập đoàn Than Khoáng Sản (TKV) được ngang nhiên băm nát vỉa hè suốt thời gian dài không bị cấp quản lý quận Cầu Giấy kiểm tra xử lý, phát hiện vi phạm để buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu của vỉa hè… Phải chăng vì số tiền phạt không lớn nên Tập đoàn Than khoáng sản đã bất chấp quy định của pháp luật?!

Ngoài ra, theo tiết lộ của chính số công nhân đang làm việc tại đây, chủ đầu tư đã tự ý "khoan chìm" nhiều giếng khoan để phục vụ cho công tác xây dựng tòa nhà, giảm thiểu chi phí cho xây dựng. Mục sở thị tại đây, PV được chính số công nhân này chỉ dẫn đường ống nước. "Ở đây có khoảng 4-5 điểm khoan giếng phục vụ cho xây dựng công trình, nước này được sử dụng cả cho đội công nhân, bảo vệ sinh hoạt, nấu nước chè uống đấy…”.


Khu vực PV được chỉ dẫn là khoan nhiều giếng khoan. Liệu những ống nhựa được che lấp tinh vi dưới khối tông kia liệu có là dấu hiệu của hành vi khoan nước trái phép theo lời "tố" của chính nhân viên nơi đây?....

Điều 6 Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản quy định Hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đăng ký, không có giấy phép theo quy định

"Phạt tiền từ 190.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm từ 04 (bốn) giếng khoan trở lên;

b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 4.000 m3/ngày đêm."



Nếu phản ánh trên là khách quan thì hành vi này vi phạm Luật Tài nguyên nước 2020 về khai thác nước ngầm, ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên môi trường nước cần phải được cấp quản lý vào cuộc kiểm tra, xử lý.

Chưa được nghiệm thu PCCC nhưng đã đưa vào hoạt động!

Được biết, hiện tại tại dự án trên chưa chính thức được cấp có thẩm quyền ra văn bản chấp thuận nghiệm thu PCCC và cũng đương nhiên khi chưa có PCCC thì Cục giám định chất lượng công trình của Bộ Xây dựng cũng chưa nghiệm thu toàn bộ công trình đủ điều kiện đưa vào sử dụng.


Trong khi công trình còn ngổn ngang nhiều hạng mục chưa xong.... xe máy của nhân viên đang làm việc tại văn phòng tầng 12 của dự án được để kín sân.

Hiện tại, công trường đang thi công dang dở, còn nhiều hạng mục chưa xong, bụi bặm, vật liệu ngổn ngang, công nhân lao động đang xây dựng bên ngoài rất nhiều....

Thế nhưng, theo ghi nhận và phản ánh thực tế, tại đây đã có dấu hiệu để một phần nhân viên về hoạt động. Cụ thể, số xe máy để rất đông tại sân tòa nhà và tầng hầm lẫn thang máy đã được sử dụng ngay cả khi chưa được nghiệm thu đảm bảo an toàn PCCC. Số công nhân cũng khẳng định tại tầng 12 tòa nhà đã có đông đảo người đến làm việc và tháng 12 sẽ chính thức chuyển toàn bộ người từ trụ sở cũ về đây làm việc.

Một nhân viên cho biết "Khoảng tháng 10, số nhân viên tại đây đã về đây làm việc "lấy ngày” đẹp rồi”.

Trưởng phòng truyền thông Tập đoàn Than Khoáng sản thừa nhận!

Nhằm có thông tin khách quan, PV đã có buổi làm việc với chủ đầu tư là TKV. Trao đổi với PV, ông Trần Nghĩa (Trưởng phòng truyền thông- người được lãnh đạo tập đoàn TKV giao nhiệm vụ trả lời).

Ông cho biết, về vấn đề phá nát vỉa hè, vì vỉa hè nằm ngoài ranh giới hàng rào của TKV nên tập đoàn TKV đang làm thủ tục xin cấp phép được xây dựng khôi phục lại vỉa hè. Ông cho biết phải liên hệ với cả Quận Cầu Giấy, công ty Môi trường cây xanh, Sở GTVT cả 3 nơi cho phép thì mới được làm. Khi PV hỏi, công ty đã liên hệ được với bên nào rồi thì ông Nghĩa cho biết "bên anh đang triển khai”.


Vỉa hè bị phá nát xót xa, mới đây số xe máy của nhân viên tại công trình đang làm việc tại tầng 12 chính thức được để xuống hầm tòa nhà ngay khi PCCC chưa chính thức được chấp thuận nghiệm thu...

Như vậy, theo lời vị trưởng truyền thông này thì mọi công tác khôi phục lại hiện trạng ban đầu của vỉa hè hiện vẫn ở giai đoạn "đang triển khai” chứ đơn chưa chính thức được gửi đến cơ quan nào cả, và TKV cũng thừa nhận việc thi công xây dựng dự án đã làm hỏng toàn bộ vỉa hè đúng như phản ánh.

Về vấn đề phản ánh tự ý khai thác nước ngầm, khoan nhiều giếng khoan tại đây, vị trưởng phòng truyền thông phủ nhận. Ông cho biết "100% nước sử dụng cho công trình xây dựng tại đây là "nước sạch””.(?!)

"Hiện tại TKV chưa có giấy phép khai thác nước ngầm, bởi vì có khai thác đâu mà có giấy phép"- ông khẳng định.

Ngoài ra, ông khẳng định "Năm 2015, Sở TNMT TP Hà Nội đã có biên bản xác nhận dự án không sử dụng nước giếng khoan”. Khi PV hỏi lại, hiện đã 7 năm, vậy có văn bản mới nhất của Sở TNMT xác nhận việc trên hay không nhằm thông tin thêm căn cứ khách quan thì ông Nghĩa lại trả lời rằng "mời PV liên hệ Sở hỏi TNMT và văn bản năm 2015 ông vừa kể trên ông cũng không cung cấp được cho PV. (!?)

Về phản ánh đưa dự án vào hoạt động khi chưa có đủ nghiệm thu PCCC, ông Nghĩa phủ nhận việc số đông nhân viên đã ngồi tại tầng 12 làm việc theo phản ánh, mà tầng 12 chỉ là có "Ban điều hành công trình thuộc nhà thầu dự án ngồi tại đó, ban điều hành này cũng không thể có vài ba người được mà cũng phải đông người làm việc, nhưng họ chỉ "ngồi tạm" thôi…Còn nhân viên của TKV chưa về đó". Ông cũng phủ nhận việc thông tin cho rằng chính thức tháng 12 này tập đoàn sẽ chuyển hết từ trụ sở cũ về công trình trên để làm việc, vì phải đợi thẩm duyệt PCCC theo quy định.


Đại diện truyền thông Tập đoàn Than khoáng sản không cung cấp được bất kỳ văn bản nào làm căn cứ cho câu trả lời.

Tuy nhiên, việc thừa nhận để tầng 12 làm nơi hoạt động văn phòng dù có là người của chính chủ đầu tư TKV hay không ( trước đó ông cũng khẳng định có Ban quản lý dự án người của TKV ngồi tại công trường ), hay là nhân viên của nhà thầu xây dựng thì việc bất chấp đưa người vào hoạt động suốt thời gian dài tại công trình chưa đủ điều kiện về PCCC, chưa được cấp có thẩm quyền chính thức phê duyệt PCCC và nghiệm thu chất lượng công trình (Cục Giám định) đều là hành vi bị nghiêm cấm, vi phạm quy định về Luật PCCC, bàn giao nhà….


Địa chỉ trụ sở cũ Tập đoàn Than khoáng sản hiện đang ở 226 Lê Duẩn - Đống Đa - Hà Nội. Dự kiến sau khi hoàn thành tòa nhà Vinacumin (Dương Đình Nghệ) toàn bộ nhân sự tại trụ sở cũ chuyển sẽ chuyển về.

Trong suốt quá trình xây dựng dự án, chính quyền phường, quận, sở đã thanh kiểm tra việc chấp hành bảo vệ môi trường, PCCC, kinh doanh bất động sản ở đây mấy lần, xử lý xử phạt hay chưa thì ông Nghĩa thông tin chung chung rằng: "Chưa thấy Ban quản lý dự án ngồi dưới đó có báo cáo gì…”(!?)

Trong suốt buổi làm việc, ông Nghĩa cũng từ chối và không cung cấp được bất kỳ văn bản nào làm căn cứ cho câu trả lời. Ngoài ra, ông cũng luôn khẳng định mình không phải là người phát ngôn, đây chỉ là cuộc trao đổi nói chuyện ( trong khi lãnh đạo TKV đã giao ông trả lời) để hiểu câu chuyện thôi và ông đề nghị không được đưa tên ông vào bài viết….

Như vậy, chủ đầu tư dự án là Tập đoàn Than Khoáng sản- doanh nghiệp lớn của Nhà nước lại có những biểu hiện vi phạm luật bảo vệ môi trường, bàn giao sử dụng nhà vi phạm quy định pháp luật như trên ? Liệu TKV đang không hiểu hay hiểu nhưng cố tình làm sai ?

Nhằm làm rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương quản lý trên địa bàn về lĩnh vực môi trường đô thị, PV Môi trường và Đô thị VN điện tử đã liên hệ làm việc với UBND quận Cầu Giấy và sẽ tiếp tục thông tin ở bài viết sau!

Lãnh đạo Tập đoàn Than Khoáng sản bị kỷ luật CẢNH CÁO

Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký quyết định số 1421 ngày 15-11 về việc thi hành kỷ luật đối với ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV)

Trước đó, theo thông cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, từ ngày 20 đến 22-6, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 16 dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm ủy ban Trần Cẩm Tú.

Tại kỳ họp, sau khi xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với ban thường vụ Đảng ủy và một số cá nhân ở Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy Ban thường vụ Đảng ủy tập đoàn đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc.

Cụ thể, các vi phạm liên quan tới việc thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để hội đồng thành viên, một số lãnh đạo tập đoàn và đơn vị cấp dưới vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư một số dự án, trong quản lý, khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh; nhiều cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật, một số bị xử lý hình sự.

Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng; ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất, kinh doanh, đến uy tín của tổ chức đảng và tập đoàn.

Trên cơ sở đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 và ông Lê Minh Chuẩn, ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ khối doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fsgfd
fdfgd
ggr
hhy

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu do Công ty CP Tập đoàn Thuận An thi công để phục vụ điều tra.

Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu ra môi trường

Cơ quan chức năng huyện Vân Hồ đã tiến hành kiểm tra việc Công ty TNHH ICFOOD Sơn La xả nước thải ra môi trường. Thời điểm kiểm tra nguồn thải và nguồn nhận nước thả có màu đục trắng, có mùi hôi khó chịu.

Bình Dương: Cơ sở phế liệu Thuận Phát tiếp tục gây ô nhiễm môi trường

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã yêu cầu di dời bãi phế liệu Thuận Phát, đường Bùi Thị Xuân, phường An Phú, TP. Thuận An, vì vi phạm quy định pháp luật và gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cơ sở này vẫn tiếp tục hoạt động mà không có biện pháp sử lý