moitruongplus Dự án nâng cấp cải tạo đường từ thành phố Hà Giang đến khu công nghiệp Bình Vàng được đặt trên tuyến đường tỉnh 184 (Kim Ngọc- thành phố Hà Giang) và là một phần của kế hoạch tổng thể của tỉnh Hà giang đến năm 2020 với định hướng đến năm 2030.

Dự án hoàn thành sẽ nối thành phố Hà Giang đến khu công nghiệp Bình Vàng với Quốc lộ 2 tại thị xã Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hành hoá, phát triển kinh tế trong khu vực. Đồng thời sẽ giảm lưu lượng giao thông trên Quốc lộ 2-một tuyến huyết mạch tỉnh Hà Giang. Tuyến đường đi qua phường Minh Khai, thành phố Hà Giang và 3 xã: Phú Linh, Ngọc Linh và Đạo Đức, huyện Vị Xuyên.

Dự án có chiều dài 24,14 km, tổng mức đầu tư 230.819.111.662 đồng, nguồn vốn từ Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và vốn đối ứng. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Giang là chủ đầu tư, có trách nhiệm quản lý và điều phối thực hiện dự án.

Ngày 10/9/2020, ông Nguyễn Mạnh Tùng - Phó giám đốc Ban quản lý dự án BIIG1 (thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Giang) ký Quyết định số 32/TB-BQLDA thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu dự án trên. 

Theo đó, liên danh Công ty TNHH 307 Hà Giang và Công ty TNHH Hiệp Phú trúng thầu với giá 221.823.710.639 đồng (giá dự toán 230.819.111.662 đồng). Đơn vị tư vấn giám sát: Liên danh Công ty CPTV đường cao tốc Việt Nam và Công ty CPTV đầu tư và xây dựng Việt Vương.

Thi công chậm tiến độ

Theo ghi nhận của phóng viên, đoạn đường từ thành phố Hà Giang đi KCN Bình Vàng đang xuống cấp nghiêm trọng, có nhiều ổ voi, ổ gà, nhiều đoạn có độ dốc lớn hơn 10% gây khó khăn khi tham gia giao thông. Mương thoát nước dọc tuyến cũng chỉ được xây dựng tại một vài vị trí quan trọng. Đặc biệt, đoạn qua xã Phú Linh và Ngọc Linh địa hình đồi núi, độ dốc lớn vô cùng nguy hiểm.


Đường sá xuống cấp nghiêm trọng, nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Khu vực dự án đi qua có một số nơi là khu dân cư đông đúc, có trường học, địa điểm văn hoá và chợ dân sinh. Vì thế, khi nghe tin dự án được triển khai, người dân vô cùng phấn khởi, rồi mai đây họ sẽ không còn cảnh trời nắng thì bụi mù, trời mưa thì ngập ngụa.

Dự án nâng cấp cải tạo đường từ thành phố Hà Giang đến khu công nghiệp Bình Vàng được khởi công vào ngày 27/11/2020. Theo kế hoạch sẽ hoàn thành trong vòng 22 tháng. 

Thế nhưng, theo quan sát của phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam, cho đến nay đã 21 tháng trôi qua, dự án mới thi công được khoảng 2km trong tổng số 24,14 km. Nhiều đoạn còn ngổn ngang, rải đá dăm khiến việc đi lại vô cùng khó khăn, nhất là xe máy.


Nhiều đoạn còn ngổn ngang, rải đá dăm khiến việc đi lại vô cùng khó khăn, nhất là xe máy.



Nhiều vị trí mới thi công xong đã có dấu hiệu hư hỏng.

Được biết, liên danh Công ty TNHH 307 Hà Giang và Công ty TNHH Hiệp Phú đã vượt qua các đối thủ mạnh như: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tây Ninh, Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Đức An, Công ty TNHH Xây dựng thuỷ lợi Mạnh Hùng để tham gia dự án trên. Công ty TNHH 307 Hà Giang, địa chỉ thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ là một trong những doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Mặc dù, không thường xuyên trúng các gói thầu xây lắp nhưng những dự án mà Công ty TNHH 307 Hà Giang trúng thầu với vai trò nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ đều có giá trúng thầu rất lớn. 

Điểm qua như: Dự án Nâng cấp, mở rộng tuyến đường từ Km160+500, QL.4C xã Pả Vi đi mốc 456 xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, giá trúng thầu 258.713.452.937 đồng; Gói thầu số 06: Thi công xây lắp dự án tại Dự án Công trình khắc phục hậu quả thiên tai bảo vệ trường học, khu dân cư đường biên giới từ UBND xã Tả Ván đi Pao Mã Phìn, Mã Hoàng Phìn, mốc 272/2, mốc 276, huyện Quản Bạ, giá trúng thầu 260.232.829.202 đồng. Hay Dự án Thi công xây dựng công trình: Nâng cấp, cải tạo tuyến đường Yên Minh - Mậu Duệ - Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cũng do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Giang làm chủ đầu tư, trúng thầu với giá: 151.714.319.787 đồng…

Chủ đầu tư nói gì?

Để tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến việc Dự án thi công "ì ạch”, PV đã làm đặt lịch làm việc với chủ đầu tư là Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Giang. Trong văn bản trả lời một số câu hỏi của PV, đại diện Ban Quản lý dự án thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Giang cho biết: Trong năm 2021, thực hiện các quy định của nhà nước Việt Nam trong triển khai giãn cách xã hội, phòng chống dịch bệnh  làm ảnh hưởng đến công tác triển khai hiện trường.

Trong quá trình triển khai có những hạng mục cần phải điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo chất lượng công trình. Việc điều chỉnh hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công phải xin ý kiến đồng ý của ADB (Ngân hàng Phát triển Châu Á) làm cơ sở triển khai thực hiện. Việc chi trả đền bù giải phóng mặt bằng vẫn còn một số hộ gia đình chưa nhận tiền đền bù do thắc mắc về đơn giá và diện tích thu hồi. Ngoài ra còn xảy ra tình trạng các tổ chức, cá nhân tự ý đào đắp san lấp mặt bằng làm thay đổi hiện trạng và ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của tuyến đường gây ra hiện tượng ngập úng mỗi khi trời mưa xuống làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình.

"Dự án nhanh chóng về đích, khắc phục tình trạng giao thông xuống cấp, tạo nên diện mạo mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”, đó là những mong mỏi chung người dân nơi đây. 

Đề nghị UBND tỉnh Hà Giang nhanh chóng chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho Dự án, để tuyến đường sớm đi vào hoàn thành.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trểt
rẻ
rewrew
fewef

Hà Nội: Yêu cầu khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch huyện Nhà Bè chỉ đạo di dời cơ sở tái chế phế liệu gây ô nhiễm

Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Hải Dương: Xã Thanh Hải mua thùng đựng rác 1 đằng sử dụng 1 nẻo (Bài 2)

Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Hỗ trợ cán bộ, công nhân vệ sinh môi trường Hải Phòng bị ảnh hưởng bão số 3

Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.