moitruongplus Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.

Trước đó, Môi trường và Đô thị Việt Nam nhận được phản ánh của người dân về cơ sở tái chế, tẩy rửa, ó hạt nhựa xả thải ra môi trường, hoạt động ngày đêm. Sau phản ánh cơ quan chức năng huyện đã vào cuộc kết luận cơ sở này đã vi phạm về việc thải khí độc hại và xả thải trực tiếp vào nguồn nước, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng không khí, nước ngầm và môi trường sống của các hộ nuôi trồng thủy sản tại địa phương.




Xưởng tái chế phế liệu, Ó hạt nhựa được xây dựng trên đất nông nghiệp

Ngày 17/8/2024, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè Triệu Đỗ Hồng Phước đã có chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, yêu cầu cơ sở ngừng hoạt động cho đến khi thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường, đồng thời tiến hành xử phạt và đề xuất các giải pháp hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng trong khu vực. 

Chủ cơ sở đã buộc chấp hành quyết định của chính quyền địa phương, tiến hành ngừng sản xuất và di dời toàn bộ máy móc, cơ sở đến một khu vực mới có đủ điều kiện đảm bảo về xử lý nước thải và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Việc di dời cơ sở này cũng được giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng để đảm bảo quá trình thực hiện đúng tiến độ và các yêu cầu pháp lý.




Những đống phế liệu cao ngất ngưởng, không được che chắn, nằm ngay trong bãi tái chế


Nước thải được chảy trực tiếp ra môi trường không có hệ thống xử lý chất thải.

Động thái mạnh mẽ và quyết liệt của UBND huyện Nhà Bè trong việc xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm đã thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ môi trường và sức khỏe của người dân trên địa bàn. Đây là một minh chứng rõ ràng cho sự nghiêm minh trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đồng thời khẳng định vai trò của chính quyền địa phương trong việc xử lý kịp thời các vấn đề ô nhiễm, đảm bảo môi trường sống trong lành, bền vững cho cộng đồng dân cư.

Sau khi thông tin cơ sở tái chế nhựa buộc di dời, rất nhiều người dân đã gửi thư cảm ơn đến tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam vì đã có những động thái giúp đỡ người dân, cũng như tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, về lĩnh vực môi trường, đô thị và các khu công nghiệp. Góp phần vào công tác bảo vệ môi trường chung./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fewef
ẻ
dsdffg
rfer

Sudan: Dịch tả hoành hành khiến 315 trường hợp tử vong

Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.

Quảng Ninh từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân sau bão

Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.

Long An: Đề nghị di dời trang trại chăn nuôi vịt trong khu dân gây ô nhiễm môi trường

Mặc dù đã bị UBND huyện Tân Trụ, tỉnh Long An xử phạt hành chính và yêu cầu di dời từ năm 2022, tuy nhiên trang trại nuôi vịt vẫn ngang nhiên tồn tại và không chấp hành việc di dời ra khỏi khu dân cư.

Yên Bái triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau mưa lũ, ngập lụt

Ngày 15/9/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã ký Công văn số triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau mưa lũ, ngập lụt.

TP.HCM: Tràn lan nhà xây dựng trái phép (Bài 3)

Sau khi Môi trường và Đô thị điện tử phản ánh về tình trạng xây dựng nhà trái phép tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM, nơi đây lại tiếp tục "mọc” lên nhiều công trình to đẹp và hoành tráng hơn rất nhiều.

Chung tay hỗ trợ tỉnh Thái Bình khắc phục hậu quả bão số 3

Chiều 11/9, đoàn công tác của Tỉnh ủy Quảng Nam trao 1 tỷ đồng hỗ trợ tỉnh Thái Bình, Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Bình và Agribank Chi nhánh Bắc Thái Bình trao 500 triệu đồng/đơn vị để tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3.