moitruongplus Chủ đầu tư Dự án xây mới cống Hải Thịnh ở huyện Tiền Hải, đang bị đặt nghi vấn buông lỏng quản lý chất thải dự án, khi để nhà thầu đổ thẳng hàng vạn m3 đất thải vào chân đê biển gây nguy cơ sụt lún, mất an toàn trong mùa mưa bão, ô nhiễm môi trường.

Theo thông tin người dân xã Nam Thịnh (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) cho biết, trên địa bàn xã hiện tồn tại hàng vạn m3 đất, bùn thải trong quá trình thi công Dự án xây mới cống Hải Thịnh (tại Km15+550, đê biển số 5 xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải) bị nhà thầu thi công đổ thẳng vào chân đê biển số 5. Với lượng lớn đất, bùn thải đè lấn vào hành lang an toàn bảo vệ đê biển đã gây nguy cơ mất an toàn tuyến đê trong mùa mưa bão, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt, sản xuất nuôi trồng thủy sản của người dân địa phương.


Hàng vạn m3 đất, bùn thải của dự án đang "uy hiếp” an toàn tuyến đê biển số 5, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, gây ô nhiễm môi trường

Về dự án đầu tư xây mới cống Hải Thịnh, trước đó, ngày 1/7/2022, Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có bài viết "Tiền Hải - Thái Bình: Cần đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường tại dự án xây cống Hải Thịnh”, phản ánh một công trình được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước có giá trị hơn 20 tỷ đồng mà để xảy ra nhiều bất cập trong quá trình thi công. Đơn vị thi công có dấu hiệu không thực hiện đúng cam kết về chất lượng công trình, gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo an toàn lao động.

Dự án trên do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình làm chủ đầu tư. Đơn vị thi công dự án là Công ty TNHH tư vấn đầu tư và xây dựng T&T (có địa chỉ tại 481 Trần Thái Tông, phường Lộc Vượng, TP Nam Định). Đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành.

Ông T.V.H, người dân sinh sống trong khu vực cống Hải Thịnh cho biết, trong quá trình thi công cống Hải Thịnh, một lượng lớn đất, bùn thải từ công trình không được đem đổ đúng nơi đổ thải của dự án, mà đơn vị thi công đem đổ ngay sát chân đê biển số 5, khiến trời nắng mùi hôi thối nồng nặc bỗ lên, trời mưa làm bùn bẩn nhầy nhụa chảy khắp mặt đường dân sinh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến những hộ dân sống sát chân đê.


Mặc dù trời đang mưa nhưng máy xúc vẫn thực hiện san gạt mặt bằng tại khu vực đổ thải, chứng tỏ lượng đất này không phải "bùng nhùng như bùn” nên hoàn toàn có thể vận chuyển ngay được.

Theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, tại vị trí đê biển số 5, Km15+550, xã Nam Thịnh theo phía giáp khu vực nuôi trồng thủy sản của xã Nam Thịnh, hàng vạn m3 đất tạp được đổ chất thành đống, tràn cả lên mặt đê. Trải qua mưa nắng nhiều ngày, những lớp bùn theo dòng nước chảy xuống sông dẫn vào khu nuôi trồng thủy sản, còn trơ lại những vỏ chai, vỏ ngao, sò, rác thải các loại… trông rất phản cảm, gây ô nhiễm cả một vùng.

Để có thông tin chính xác về sự việc trên, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Đỗ Minh Hướng – Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình.

Về quy hoạch bãi đổ thải của dự án, ông Hướng thông tin: Trong thiết kế dự án được phê duyệt không thiết kế bãi đổ thải. Việc đổ thải nhà thầu phải tự làm việc, tự thoả thuận với các địa phương về việc bố trí bãi đổ thải. Về việc đảm bảo vệ sinh môi trường được quy định trong hợp đồng và hồ sơ dự thầu, trúng thầu. Sau khi nhà thầu liên hệ chỗ đổ thải với địa phương mới quay lại bên chủ đầu tư xác định để tính cự ly đổ thải với nhà thầu. Ở đây Ban QLDA chỉ tính cự ly đổ thải ở đâu, còn việc đổ thải như thế nào thì hoàn toàn do nhà thầu tự thoả thuận và liên hệ với địa phương. Và thủ tục nhà thầu phải làm đúng quy định của nhà nước.

Về nguyên nhân hàng vạn m3 đất, bùn thải của dự án được "đắp” vào thân đê biển sổ 5, ông Hướng lý giải: Về mặt thủ tục, do nhà thầu thi công khó khăn trong việc tìm vị trí chứa chất thải công trình xây dựng cống Hải Thịnh, nên nhà thầu đã làm việc với chính quyền địa phương và Hạt Quản lý đê điều huyện Tiền Hải đã chấp thuận đơn vị thi công "đổ tạm" lượng đất thải nói trên.

Giải thích về việc tại sao phải đổ tạm lượng đất, bùn thải vào vị trí đê biển trên? Ông Hướng cho biết, số vật liệu thải đó bị ngấm nước sau khi nạo vét lên còn bùng nhùng như bùn, mà quãng đường vận chuyển lại xa gây ô nhiễm môi trường thế nên đã gửi tạm trên đê để cho đất đó se, cứng lại rồi mới vận chuyển đi.

Lý giải cho việc lượng bùn, đất thải "ngự” trên thân đê biển trong khoảng thời gian rất dài, nhưng đến nay vẫn chưa được chuyển đi? Ông Hướng cho biết, do thời gian vừa rồi mưa lớn kéo dài nên bùn, đất bị ướt không thể vận chuyển.

Mặc dù giải thích của ông Hướng nghe có vẻ hợp lý, nhưng có lẽ chỉ hợp lý trên lý thuyết, bởi tại thời điểm ghi nhận thực tế của PV ở khu vực đổ thải trên có một máy xúc đang hoạt động múc đất để san gạt tạo mặt phẳng, thì loại đất này hoàn toàn khô và có thể chuyển đi ngay được, chứ đây không phải là loại đất, bùn thải "bùng nhùng như bùn” như vị Phó Giám đốc Ban mô tả.

Trao đổi với PV, ông Trần Hữu B. người chuyên vận chuyển chất thải tại các dự án đánh giá, lượng đất thải trên hoàn toàn có thể vận chuyển ngay mà vẫn đảm bảo vệ sinh môi trường, và chỉ trong mấy ngày tôi có thể làm sạch sẽ hoàn toàn khu vực này, trả lại nguyên trạng cho chân đê.


Văn bản chấp thuận cho doanh nghiệp đổ hàng vạn m3 đất, bùn thải dự án của UBND xã Nam Thịnh và Hạt Quản lý đê điều huyện Tiền Hải đang bị đặt nghi vấn không đảm bảo quy định về bảo vệ an toàn đê điều.

Trở lại nội dung buổi làm việc trên, trả lời câu hỏi về lượng đất, bùn thải này sẽ được vận chuyển đi đâu, ông Hướng vòng vo cho biết, đã xác định được một vị trí cũng thuộc xã Nam Thịnh. Thời điểm này có thể sẽ quy hoạch ở một nơi khác so với trước và quy trình phải làm lại từ đầu, yêu cầu có cả văn bản cũng như sơ đồ mới kèm theo.

Đến nay, Dự án đầu tư xây mới cống Hải Thịnh đã cơ bản hoàn thành, nhưng nhà thầu thi công vẫn chưa triển khai khắc phục dứt điểm và giải phóng hết số đất, bùn thải trên để trả lại mặt bằng hành lang đê. Đáng nói, việc để thân đê phải "cõng” một lượng lớn bùn, đất thải trong khoảng thời gian dài như thế sẽ làm sụt lún và hỏng chân đê, từ đó tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố mất an toàn đê điều, đe dọa tính mạng, tài sản của người dân trong khu vực mỗi khi mùa mưa bão đến.

Và câu hỏi đặt ra ở đây, là việc chính quyền xã Nam Thịnh và đặc biệt là Hạt Quản lý đê điều huyện Tiền Hải ký văn bản chấp thuận cho nhà thầu "đổ tạm” lượng đất thải trên có đúng quy định về bảo đảm an toàn hành lang bảo vệ đê?

Để đảm bảo an toàn cho tuyến đê trong mùa mưa bão, và trả lại môi trường sống trong lành cho người dân địa phương, kính đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình, Sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình sớm vào cuộc, yêu cầu nhà thầu thi công di dời ngay khối lượng đất, bùn thải trên ra khỏi hành lang đê. Đồng thời xem xét trách nhiệm quản lý, giám sát của chủ đầu tư dự án trong việc đổ thải của dự án./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fdgfd
fgfdf
êferg
cvcx

Thái Bình: Người dân lo lắng sau sự cố rò rỉ khí amoniac tại Công ty Toan Vân

Sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Toan Vân ở xã Vũ Lạc (TP Thái Bình) ra môi trường vào ngày 17/4, không chỉ khiến một diện tích lớn lúa bị ảnh hưởng, người dân địa phương đang rất bất an khi hệ luỵ về môi trường sẽ tác động xấu đến sức khỏe sau này.

Thanh Hóa: Lo ngại ô nhiễm người dân dựng lều phản đối xây dựng bãi tập kết rác

Ngày 22/4, người dân tại thôn 1, thôn 3, thôn 5 thuộc xã Bình Hoà và thôn Vinh của xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Thuỷ) dựng lán trại, phản đối việc xây dựng bãi tập kết và xử lý rác thải.

Ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các văn nghệ sĩ, trí thức đã hy sinh

"Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB "Mãi mãi tuổi 20” tổ chức giới thiệu tác phẩm "Phượng” và Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các Văn nghệ sĩ, Trí thức đã hi sinh.

Thanh Trì: Nguy cơ tai nạn giao thông do mất nắp hố ga

Tình trạng hố ga, miệng cống thiếu nắp, mất nắp tại tuyến đường Đại Thanh tiềm ẩn nguy hiểm đối với người dân lưu thông trên đường. Điều đáng nói, một số miệng cống, hố ga này không được che đậy, cảnh báo, thậm chí, đã lâu không được thay thế, bổ sung

Lãnh đạo tỉnh Nam Định chỉ đạo kiểm tra nội dung phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ngay sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về các bãi tập kết VLXD gây ô nhiễm môi trường ở huyện Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành xác minh, kiểm tra.

Thanh Hóa: Trao 20 suất quà và khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho hoàn cảnh khó khăn

Sáng 20/4, Tạp chí Môi trường và Đô thị VN- VPĐD Bắc Trung Bộ phối hợp với các nhà hảo tâm, công ty, doanh nghiệp trao 50 triệu đồng xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ Chị Lê Thị Hòa, thôn Chiềng Nang, xã Giao An, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa).