moitruongplus Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho rằng có thể không hoàn thành mục tiêu kiểm soát được dịch COVID-19 trước 15/9, nên phải “xin thêm” thời gian, có thể tới hết tháng 9/2021 để thực hiện Nghị quyết 86.
Tối 11/9, phát biểu kết luận hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM mở rộng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết Ban Thường vụ Thành ủy cơ bản thống nhất với dự thảo kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và từng bước phục hồi kinh tế của Ban cán sự Đảng UBND TPHCM.
Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, từ ngày 31/5, TPHCM bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội. Đến nay, TPHCM có 103 ngày thực hiện giãn cách với những mục tiêu, giải pháp và cấp độ khác nhau, theo hướng ngày càng nâng lên, ngày càng tăng cường, siết chặt.
Nghị quyết 86 của Chính phủ giao TPHCM kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9. Đối chiếu với quy định của Bộ Y tế, đến nay, chỉ có một số quận huyện ở TPHCM cơ bản đáp ứng mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh. Đa số các địa phương phải tiếp tục phấn đấu thêm một thời gian.
Tuy nhiên, kinh nghiệm thế giới cho thấy khó có thể "quét sạch" F0 trong một thời gian nhất định. Mặt khác, việc áp dụng các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt cũng không thể kéo dài đến quá sức chịu đựng của người dân và nền kinh tế.
Ông Nguyễn Văn Nên cho rằng có thể TP.HCM không hoàn thành mục tiêu cơ bản kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9 theo nghị quyết 86 của Chính phủ, mà chỉ có một số quận, huyện hoàn thành.
Do đó, TP phải "xin thêm" một thời gian nữa, có thể tới hết tháng 9/2021 để tập trung thực hiện mục tiêu theo nghị quyết 86. Ông giao Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP thảo luận để có văn bản sớm xin ý kiến của Chính phủ.
Hội nghị Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM mở rộng cho ý kiến về kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM sau ngày 15/9 - Ảnh: VIỆT DŨNG/SGGP
Đề cập vai trò của TP.HCM với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, Bí thư Nguyễn Văn Nên cho rằng kế hoạch của TP.HCM không thể tách rời mà phải có sự phối kết hợp chặt chẽ với tình hình chung của vùng và cả nước, tuyệt đối không chủ quan, không nôn nóng, triển khai từng bước thận trọng, chặt chẽ, chắc chắn.
"Điều này có thể hiểu đơn giản, bắt đầu những ngày đầu phòng chống dịch, TP,HCM thực hiện chỉ thị 15 toàn thành phố và chỉ thị 16 có trọng tâm trọng điểm. Còn bây giờ thực hiện mở ngược lại cũng có trọng tâm trọng điểm. Nơi nào an toàn thì nới lỏng dần", ông Nên nêu rõ và yêu cầu trước hết phải chọn địa phương làm thí điểm để TP.HCM rút kinh nghiệm thực hiện sau này.
Người đứng đầu Thành ủy TP.HCM yêu cầu phải bám sát những trụ cột chính trong phòng chống dịch. TP.HCM từng bước khôi phục hoạt động "bình thường mới" ở từng lĩnh vực.
Xác định chiến lược y tế là một trong những trụ cột khi mở cửa trở lại, ông Nên yêu cầu phải củng cố lại hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở và đến trung tâm y tế cấp quận, cấp thành phố, đồng thời, TP cần có cơ chế, chính sách thu hút, quy tụ y tế tư nhân và không chỉ tây y mà cần phát huy, kết hợp với đông y, y học dân tộc tham gia phòng chống dịch.
Về chiến lược giáo dục đào tạo, đừng để trường hợp nào bị bỏ rơi, đừng để trường hợp nào không được đến trường. Xa hơn nữa, cần tận dụng môi trường này phát huy trí tuệ của học sinh.
Trong chiến lược truyền thông, tất cả là những điều người dân phải biết về quan điểm, chiến lược phòng chống dịch, cần có thông tin chính thống, nếu không người dân sẽ nghe các thông tin bị nhiễu.
Người đứng đầu Thành ủy cho rằng phải có chiến lược để tạo điều kiện thông thoáng cho mọi tổ chức, cá nhân phát huy các nguồn lực thuận lợi nhất, để có thể liên lạc, chuyển tải, giúp đỡ, không gặp bất cứ phiền phức nào. Làm sao phát huy, kiến tạo cơ chế để người dân đóng góp.
Cùng với đó phải có chiến lược, thế trận và có nền tảng quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
Riêng về chiến lược khoa học công nghệ, ông Nên yêu cầu phải thực hiện tốt dữ liệu về vaccine, xét nghiệm, dữ liệu F0… để phục vụ cho các hoạt động thời gian tới.
Ông đề nghị làm thêm 2 chiến lược: chiến lược công tác dân vận trong tình hình mới và chiến lược tăng cường xây dựng củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Theo ông Nguyễn Văn Nên, trong thời gian tới TPHCM phải có chính sách nhà ở cấp tốc cho người dân, công nhân, người lao động để giảm tải cho các khu nhà trọ chật hẹp hiện nay.
Đặc biệt, về huy động các nguồn lực, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên yêu cầu chính quyền các cấp và các lực lượng chức năng phải tạo điều kiện để phát huy tinh thần tương thân, tương trợ, đùm bọc giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Ông Nên nhấn mạnh: "Người ta đi làm từ thiện mà còn xét giấy, hạch sách làm khó làm dễ này kia thì phiền quá. Chúng ta phải tạo điều kiện cho người làm từ thiện đi lại thuận lợi nhất, không có bất cứ phiền phức nào”.
Ngày 20/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với BTV Tỉnh ủy Bình Phước về tình hìnhhình phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị năm 2021 và quý I/2022; nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm 2022.
Chiều 20-3, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Chiều 16/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc làm việc với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) về tình hình năm 2021, 2 tháng đầu năm 2022 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022.
Chiều 15.3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Tredene Dobson.
Chiều 14-3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc về Đề án chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Sáng 14/3, ông Phạm Xuân Thăng, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự hội nghị công bố các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy điều động, bổ nhiệm CVP Tỉnh ủy, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.