moitruongplus Sáng 13/11, sau 16 ngày làm việc khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Phiên bế mạc Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV
Dự phiên bế mạc có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, nguyên Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các vị đại biểu Quốc hội.
Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Kỳ họp thứ hai diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 ở nước ta cơ bản được kiểm soát, nhưng vẫn đang diễn biến phức tạp và khó lường. Trước khi tiến hành Kỳ họp, Quốc hội đã dành phút mặc niệm đối với đồng bào đã tử vong, cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch.
Với quyết tâm đổi mới, tinh thần khẩn trương, tích cực cùng sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ sớm từ xa, Quốc hội đã thống nhất rất cao về các nội dung, thời gian, chương trình cũng như cách thức tổ chức Kỳ họp. Theo đó, Kỳ họp được tổ chức thành 2 đợt, kết hợp giữa họp trực tuyến và họp tập trung.
"Đây là một kỳ họp được chủ động rút ngắn so với các kỳ họp cuối năm của Quốc hội những khóa gần đây nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng quy định", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh và đánh giá cao một số đề xuất đổi mới cách thức tổ chức Kỳ họp theo hình thức trực tuyến, như: Chia tổ thảo luận cả ở Nhà Quốc hội và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thử nghiệm biểu quyết điện tử, bố trí thảo luận tổ, tổng hợp nhanh và đầy đủ kết quả thảo luận tổ…
Đối với đợt họp trực tiếp, xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu công tác phòng, chống dịch Covid-19, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý với đề xuất của Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh được họp theo hình thức trực tuyến, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các vị đại biểu Quốc hội và góp phần vào thành công chung của Kỳ họp.
"Đây cũng là vấn đề chưa từng có tiền lệ, họp tập trung nhưng vẫn có 1 Đoàn họp trực tuyến, minh chứng cho sự nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm trong tổ chức, hoạt động của Quốc hội", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội cũng nhận xét không khí làm việc của Quốc hội sôi nổi, các vị đại biểu Quốc hội đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trí tuệ, xây dựng vào các nội dung của chương trình Kỳ họp.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá, thành công của Kỳ họp lần này tiếp tục khẳng định những bước tiến quan trọng trong việc xây dựng một Quốc hội "Chủ động, Trí tuệ, Đoàn kết, Đổi mới và Trách nhiệm”, một Quốc hội ngày càng dân chủ, công khai, minh bạch, gắn bó mật thiết với cử tri, Nhân dân; đồng thời là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội cũng đánh giá cao việc Quốc hội lần đầu tiên đã dành thời gian thích đáng để thảo luận, xem xét, cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ, đồng thời nhấn mạnh phiên chất vấn trong 2,5 ngày có nội dung chất vấn là "trúng và đúng”, phù hợp thực tế, mong muốn của cử tri, được dư luận, đồng bào, Nhân dân cả nước quan tâm, đồng tình.
Về công tác lập pháp, Chủ tịch Quốc hội cho biết Quốc hội đã biểu quyết thông qua với sự nhất trí rất cao 2 dự án luật, cho ý kiến 5 dự án luật, ban hành 12 nghị quyết, trong đó có 11 nghị quyết chuyên đề và nghị quyết chung của Kỳ họp, nhằm kịp thời giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt, đồng thời, quyết định những vấn đề quan trọng có tính chiến lược, dài hạn; tiếp tục góp phần quan trọng thể chế hóa, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Hiến pháp năm 2013; bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế và sự tương thích của hệ thống pháp luật với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Để các Nghị quyết của Quốc hội đi vào cuộc sống, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, ngay sau Kỳ họp, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan trong bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện tốt các luật, nghị quyết vừa được thông qua, báo cáo cử tri cả nước kết quả của Kỳ họp; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, chú trọng công tác giám sát, đánh giá để phát huy những mặt tích cực và khắc phục những bất cập, hạn chế.
Trước phiên bế mạc, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV.
Kết quả biểu quyết có 467/479 đại biểu tán thành (chiếm 93,59% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV.
Đáng chú ý về công tác phòng, chống dịch, Nghị quyết xác định rõ: Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống y tế; nâng cao năng lực dự báo, giám sát, phát hiện bệnh sớm, khống chế kịp thời, có hiệu quả dịch Covid-19 và các bệnh dịch mới nổi; củng cố, hoàn thiện và phát triển mạng lưới y tế cơ sở, y tế dự phòng. Thực hiện việc giao Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý các cơ sở y tế tuyến huyện và tuyến xã ở những nơi có đủ điều kiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; thực hiện khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân có thành tích và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19.
Tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 bảo đảm thống nhất, đồng bộ trên phạm vi toàn quốc, bám sát mục tiêu "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” gắn với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận giám sát và động viên mọi tầng lớp Nhân dân thực hiện Nghị quyết này.
Ngày 20/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với BTV Tỉnh ủy Bình Phước về tình hìnhhình phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị năm 2021 và quý I/2022; nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm 2022.
Chiều 20-3, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Chiều 16/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc làm việc với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) về tình hình năm 2021, 2 tháng đầu năm 2022 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022.
Chiều 15.3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Tredene Dobson.
Chiều 14-3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc về Đề án chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Sáng 14/3, ông Phạm Xuân Thăng, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự hội nghị công bố các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy điều động, bổ nhiệm CVP Tỉnh ủy, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.