moitruongplus Công an TP Hà Nội tạm thời rút chốt kiểm soát trên tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đang đề xuất với thành phố về hoạt động của 21 chốt còn lại.
Sáng nay 15/10, Công an TP Hà Nội thực hiện tạm rút chốt kiểm dịch số 8 trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Đây là chốt cửa ngõ Thủ đô.
Lý giải việc tạm rút chốt kiểm dịch này, Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, "do tỉnh Hưng Yên không đồng ý cho để chốt tại đấy nữa nên chúng tôi tạm thời rút đi. Hiện chưa quyết định bỏ hẳn hay lùi chốt về Hà Nội, nếu lùi về Hà Nội thì chúng tôi sẽ bố trí một tổ kiểm tra xác suất người và phương tiện".
Công an TP Hà Nội tạm thời rút chốt kiểm soát trên tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đang đề xuất với thành phố về hoạt động của 21 chốt còn lại. (ảnh:Internet)
Với việc rút Chốt số 8 kiểm soát người ra vào cửa ngõ TP Hà Nội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, hiện Hà Nội còn lại 21 chốt kiểm soát ở cửa ngõ ra vào thành phố.
Theo lãnh đạo Công an Hà Nội, trước đó chốt kiểm soát dịch số 8 được đặt ở đường Cổ Linh nhưng do nơi này mặt đường hẹp lại nhiều nhánh rẽ, không kiểm soát triệt để được phương tiện nên UBND Hà Nội đã đề xuất tỉnh Hưng Yên cho mượn đất để cắm chốt tại khu vực trạm thu phí của cao tốc.
Tới chiều 14/10, UBND tỉnh Hưng Yên có văn bản đề nghị Hà Nội rút chốt kiểm soát số 8 về trở lại thành phố.
Ngoài ra, theo lãnh đạo Công an Hà Nội, hiện tại 21 chốt còn lại vẫn hoạt động, chưa có quyết định rút bỏ. Tuy nhiên việc kiểm soát được thực hiện linh hoạt trong tình hình mới. Công an Hà Nội cho biết đang chờ quyết định của UBND Hà Nội về việc việc hoạt động của các chốt kiểm soát dịch.
Còn theo chỉ huy Phòng CSGT Công an Hà Nội, sáng 15/10 các chốt kiểm soát vẫn hoạt động và kiểm soát linh hoạt các phương tiện. Đồng thời lực lượng chức năng còn có nhiệm vụ hỗ trợ người dân từ vùng dịch trở về quê.
Trước đó, Hà Nội ban hành Công điện số 21/CĐ-UBND, từ 6h ngày 14/10, thực hiện nới lỏng một số hoạt động trên địa bàn như cơ quan, công sở, tổ chức, doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường; xe buýt, xe taxi được hoạt động; bảo tàng, công viên được mở cửa đón khách; nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được bán hàng phục vụ tại chỗ... Công điện không nhắc đến hoạt động của các chốt kiểm soát người ra, vào Thủ đô.
Ngày 12/10, Bộ Y tế có tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" (Hướng dẫn). Trong Hướng dẫn nêu, chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.
Nghị quyết 128 về quy định tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả dịch bệnh COVID-19" được Chính phủ ban hành ngày 11/10, theo đó, toàn quốc tạm thời không áp dụng Chỉ thị 15, 16, 19; và nhiều hoạt động, cơ sở kinh doanh được mở cửa.
Ngày 20/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với BTV Tỉnh ủy Bình Phước về tình hìnhhình phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị năm 2021 và quý I/2022; nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm 2022.
Chiều 20-3, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Chiều 16/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc làm việc với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) về tình hình năm 2021, 2 tháng đầu năm 2022 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022.
Chiều 15.3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Tredene Dobson.
Chiều 14-3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc về Đề án chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Sáng 14/3, ông Phạm Xuân Thăng, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự hội nghị công bố các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy điều động, bổ nhiệm CVP Tỉnh ủy, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.