moitruongplus UBND tỉnh Quảng Trị ban hành kế hoạch lựa chọn nhà thầu các gói thầu tư vấn Dự án Phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông MêKông.
Theo đó, các gói thầu tư vấn cho Dự án Phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông MêKông lần này bao gồm: Tư vấn cập nhật thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình: Kè chống xói lở bờ sông Hiếu (TP. Đông Hà); Tư vấn khảo sát và lập báo cáo nghiên cứu khả thi công trình: Cải tạo vỉa hè đường Hùng Vương (TP. Đông Hà); Tư vấn giám sát khảo sát để lập báo cáo nghiên cứu khả thi công trình: Cải tạo vỉa hè đường Hùng Vương (TP. Đông Hà); Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi công trình: Cải tạo vỉa hè đường Hùng Vương (TP. Đông Hà).
Thành phố Đông Hà. Ảnh: TTXVN
Kinh phí thực hiện các gói thầu nêu trên từ nguồn vốn đối ứng của Chính phủ. Thời gian thực hiện lựa chọn nhà thầu là trong quý III/2021. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị là đơn vị chịu trách nhiệm lựa chọn nhà thầu (chỉ định thầu).
Dự án Phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông MêKông (viết tắt là dự án GMS) có tổng mức đầu tư là 109,69 triệu USD, tương đương khoảng 2.446 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ nguồn vốn của Ngân hàng phát triểu Châu Á (ADB), vốn viện trợ không hoàn lại từ Quỹ cơ sở hạ tầng môi trường (UEIF) thuộc quỹ tài trợ đối tác đô thị và vốn đối ứng Chính phủ Việt Nam. Địa điểm thực hiện dự án là TP. Đông Hà và Huyện Hướng Hóa, thời gian thực hiện là từ năm 2013 – 2021, chủ đầu tư dự án là Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh. Quy mô dự án chủ yếu bao gồm 3 hợp phần chính: Hợp phần dịch vụ tư vấn; Hợp phần thu hồi đất, tái định cư và Giải phóng mặt bằng; Hợp phần xây lắp.
Trong đó, Hợp phần dịch vụ tư vấn bao gồm Tư vấn hỗ trợ quản lý dự án và nâng cao năng lực đào tạo; Tư vấn giám sát xây dựng và lắp đặt thiết bị; Tư vấn lập quy hoạch chung TP. Đông Hà và các Tư vấn khác;… Hợp phần xây lắp gồm: Đường giao thông đô thị TP. Đông Hà, đường đô thị Khe Sanh – Lao Bảo (H. Hướng Hóa); Thu gom và xữ lý chất thải rắn H. Hướng Hóa; Hệ thống điện chiếu sáng; Cơ sở thu hồi vật liệu tái chế TP. Đông Hà; Kè sông Hiếu và Cầu kết nối khu đô thị Bắc sông Hiếu với trung tâm TP. Đông Hà; Kè chống xói lở bờ sông Hiếu và Cải tạo vỉa hè đường Hùng Vương (TP. Đông Hà).
Được biết, kế hoạch giải ngân vốn của ADB trong năm 2021 đối với dự án này là 340 tỷ đồng, nguồn vốn Ngân sách Trung ương là 39,5 tỷ đồng, nguồn vốn đối ứng ngân sách tỉnh là 88,4 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 5/2021, tỷ lệ giải ngân vốn còn rất thấp khi nguồn vốn của ADB chỉ đạt 3,5% kế hoạch, nguồn vốn ngân sách Trung ương đạt 3,8% kế hoạch, nguồn vốn đối ứng ngân sách tỉnh đạt 0,06% kế hoạch. Lý do chính là do vướng mắc công tác đền bù giải phóng mặt bằng nên không có mặt bằng để thi công, do dịch bệnh nên khó huy động nhân lực và máy móc thiết bị (đặc biệt là các nhà thầu ngoại tỉnh), do khó khăn về nguồn cung cấp vật liệu,…
Tổng vốn kết dư dự án chưa sử dụng là 137,19 tỷ đồng. Căn cứ các tiêu chí như thời gian thực hiện dự án, các công trình sử dụng vốn kết dư phải thuộc nội dung đầu tư đã được Chính phủ phê duyệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất 3 dự án sử dụng số vốn kết dư này, bao gồm: Kè chống xói lở bờ Sông Hiếu kết hợp gia cố mái taluy đường Hoàng Diệu (TP. Đông Hà); bổ sung phát sinh của công trình kết nối cầu khu đô thị phía Bắc Sông Hiếu với trung tâm TP. Đông Hà gồm hạng mục điều chỉnh trụ tháp và chiếu sáng mỹ thuật; đầu tư hoàn thiện hệ thống vỉa hè và ngầm hóa hạ tầng kỹ thuật đường Hùng Vương.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.