moitruongplus Dự án khu 2 đê bao TX. Quảng Ngãi (cũ) quy hoạch treo 28 năm, đã gây bất an, vất vả cho hàng trăm hộ dân nơi đây.
Lo lắng khi mùa mưa bão đang cận kề và quá bức xúc trước cảnh nhà hư, dột ướt, sinh hoạt tạm bợ kéo dài suốt hơn 28 năm bởi quy hoạch dự án treo, vừa qua, người dân tổ 6, P. Lê Hồng Phong, TP. Quảng Ngãi đã kéo đến trước trụ sở UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu giải quyết đền bù, tái định cư cho dân.
Để tái định cư cho 160 hộ dân với 600 nhân khẩu trong vùng dự án, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt đầu tư khu đô thị mới phục vụ tái định cư khu 2 đê bao, đầu tư công trình đường giao thông dọc tuyến đê bao. Dự án được chia làm 2 giai đoạn, với tổng mức đầu tư 273 tỷ đồng, diện tích thu hồi đất khoảng 15 ha. Tuy nhiên, dự án này chỉ thực hiện được một phần do vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
Dự án quy hoạch treo và bỏ hoang, cây cối um tùm.
Mặc dù đã nhiều lần quy hoạch rồi thay đổi quy hoạch, đến nay, đã hơn 28 năm trôi qua, người dân vùng dự án khu 2 đê bao vẫn đang sống trong điều kiện chật vật, con cái thất học và đất ở không được tách thửa, nhà hư hỏng, xập xệ không được xây mới. Đường sá trong khu dân cư vẫn là đường đất, tạm bợ, mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bay mù mịt.
Người dân ở tổ 6, P. Lê Hồng Phong cho biết: "Trước đây, bà con sống ở khu phố này làm ăn khá thuận lợi, nhà cửa khang trang, cuộc sống ổn định. Thế nhưng, từ ngày nơi đây bị quy hoạch dự án treo, bà con khốn đốn trong cảnh nhà hư, dột nát, đi lại khó khăn. Có gia đình hiện nay đông con, nhà cửa chật chội, sinh hoạt tạm bợ mà không thể sửa chữa, xây lại nhà mới…”.
Dự án treo 28 năm đã khiến nhiều hộ dân ở tổ 6, P. Lê Hồng Phong rơi vào cuộc sống bất an.
"Dự án đã hơn 28 năm, qua rất nhiều đời lãnh đạo tỉnh, nhưng vẫn không triển khai được khiến người dân phải chịu khổ. Đất đai muốn tách thửa chuyển nhượng cho con cái hay xây dựng nhà mới cũng không được. Người dân ở đây đã quá khổ, đang sống trong phố đô thị loại II mà ngỡ như ở nơi thôn quê heo hút” – Bà Lê Thị Ngọc Phương, một hộ dân ở tổ 6, bức xúc.
Cũng theo bà Phương, bà đã dự nhiều lần họp, nghe chính quyền địa phương nói về kế hoạch, dự định bố trí tái định cư cho người dân trong vùng dự án. Thế nhưng chờ mãi, chờ hoài, đến giờ vẫn không thấy thay đổi gì!
Nhà cửa của nhiều hộ dân trong vùng dự án treo bị hư hỏng, chảy nước nhưng không được sửa chữa.
Còn ông Nguyễn Văn Hải than thở: "Ngôi nhà tôi đã cũ kỹ, nhưng phải ngăn ra để có nơi cho các con sinh hoạt. Suốt 28 năm qua, gia đình tôi cùng hàng trăm hộ dân nơi đây luôn "đội nắng – chống mưa” sống trong cảnh chật vật, bất an. Bà con mong ngóng, hy vọng chính quyền sẽ thực hiện dự án theo quy hoạch, để gia đình sớm được chuyển đến nơi ở mới”.
Theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị điện tử, hiện khu dân cư tổ 6, P. Lê Hồng Phong có hàng trăm ngôi nhà cũ kỹ, dột nát, bị bao phủ bởi những lùm cây xanh um tùm, âm u và rác thải tràn lan, có nguy cơ ô nhiễm, dịch bệnh cao. Chưa kể, cả khu nằm thấp hơn mặt đường Tôn Đức Thắng từ 4 – 5 m. Do đó, mỗi khi trời mưa, nơi đây trở thành túi nước, gây ngập nhiều nhà dân. Rồi đường sá ngập nước, bùn lầy bà con đi lại rất khó khăn.
Nhiều đường đất trong vùng dự án treo bị ngập nước, người dân đi lại rất khó khăn.
Theo tìm hiểu, Quy hoạch dự án khu 2 đê bao TX. Quảng Ngãi (cũ) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 1997 và UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ký phê duyệt điều chỉnh khu 2 đê bao quy hoạch trở thành Trung tâm hành chính tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2008.
Đầu năm 2023, UBND TP. Quảng Ngãi tiếp tục xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch diện tích còn lại của khu 2 đê bao; đồng thời ban hành quyết định phê duyệt chi tiết 1/500 khu dân cư đê bao trở thành khu công viên cây xanh Thạch Bích (TP. Quảng Ngãi). Tuy nhiên, dự án này khi nào khởi công thì chưa rõ và người dân vẫn phải chờ đợi tái định cư trong mỏi mòn.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.
Trong 2 tháng qua, hàng nghìn người dân ở xã Lâm Ca, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn luôn bị "tra tấn” bởi mùi hôi thối phát tán từ trại nuôi lợn của Công ty Cổ phần chăn nuôi Rutech.