moitruongplus Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Bị cáo Đặng Quốc Trung tại phiên tòa xét xử về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đặng Quốc Trung, Giám đốc Công ty TNHH Thạch Phú Hưng, đã điều hành hoạt động khai thác đá trái phép kéo dài trong suốt một thập kỷ. Theo hồ sơ vụ án, từ năm 2012 đến 2022, tại khu vực khe A Ro và khe A Xoài (thuộc thôn 4, xã Hương Hữu, huyện Nam Đông), bị cáo Trung đã thuê người và sử dụng máy móc, thiết bị để tiến hành khai thác đá gabro và đá granit mà không có giấy phép từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổng khối lượng đá khai thác trái phép lên đến 1.564,56m³.
Trong đó, có 948,4m³ đá đã được tiêu thụ, mang lại lợi nhuận bất chính lên đến 3.658.720.000 đồng. Số lượng đá còn lại tại hiện trường là 616,16m³, có giá trị 492.928.000 đồng. Hoạt động này diễn ra liên tục trong 10 năm mà không gặp sự kiểm tra, giám sát nào từ các cơ quan chức năng, gây tổn thất nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên khoáng sản của khu vực.
Hành vi của Đặng Quốc Trung đã vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, gây thiệt hại lớn về kinh tế và làm suy yếu trật tự xã hội. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định đây là hành vi có tính chất nguy hiểm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn tài nguyên quốc gia và cần phải được xử lý nghiêm khắc.
Hành vi khai thác đá lậu, hội đồng xét xử đã tuyên phạt Đặng Quốc Trung với tổng số tiền mà phải nộp cho cơ quan nhà nước là hơn 5 tỷ đồng.
Sau khi xem xét toàn bộ các tình tiết của vụ án, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Đặng Quốc Trung số tiền 1,5 tỷ đồng vì tội "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên." Đồng thời, bị cáo cũng bị buộc phải nộp lại toàn bộ số tiền hơn 3,6 tỷ đồng thu lợi bất chính từ hành vi khai thác trái phép. Tổng số tiền mà Đặng Quốc Trung phải nộp cho cơ quan nhà nước là hơn 5 tỷ đồng.
Bản án không chỉ thể hiện sự nghiêm khắc của pháp luật trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mà còn là lời cảnh báo đối với các hành vi vi phạm tương tự trong lĩnh vực khai thác khoáng sản trái phép.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.
Trong 2 tháng qua, hàng nghìn người dân ở xã Lâm Ca, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn luôn bị "tra tấn” bởi mùi hôi thối phát tán từ trại nuôi lợn của Công ty Cổ phần chăn nuôi Rutech.