moitruongplus Thành phố Hà Nội đã thiết lập nguyên tắc 3 vùng phù hợp với mức độ nguy cơ của dịch Covid-19 và đặc điểm địa lý - dân cư - sinh hoạt - sản xuất. Tại “vùng xanh”, nhiều đơn vị đã quay trở lại hoạt động. Trong khi đó, chính quyền địa phương đã và đang nỗ lực ở mức cao nhất để hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đóng gói dược phẩm tại Công ty cổ phần Dược phẩm Megapharco (Khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ). Ảnh: Nguyễn Hạnh
Doanh nghiệp chủ động phòng, chống dịch
Những ngày này, tại nhiều huyện, thị xã thuộc "vùng xanh” theo Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 3-9-2021 của UBND thành phố Hà Nội, không khí tất bật sản xuất, kinh doanh đã trở lại. Trưởng phòng Nhân sự, Công ty cổ phần Dược phẩm Megapharco (Khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ) Ngô Thị Lý thông tin, sau một thời gian phải tạm ngừng dây chuyền sản xuất do có ca F0 tại công ty bên cạnh, từ ngày 7-9, hoạt động của đơn vị đã trở lại. "Cùng với việc tuân thủ triệt để các phương án phòng, chống dịch đã xây dựng từ trước, chúng tôi cũng rà soát các yêu cầu, xây dựng bổ sung phương án "3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ luân phiên theo kíp sản xuất) và "1 cung đường, 2 điểm đến” (1 cung đường nối 2 địa điểm là nơi làm việc và nơi lưu trú tập trung)", bà Ngô Thị Lý cho biết thêm.
Tương tự, theo Giám đốc Công ty cổ phần Sản xuất và thương mại phụ kiện ngành may Tam Niên (Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai) Nguyễn Văn Thược, đơn vị có 140 lao động, chủ yếu có nhà ở, hoặc thuê chỗ ở trên địa bàn hai huyện Thạch Thất, Quốc Oai. Đến nay, doanh nghiệp đã được chính quyền địa phương phê duyệt phương án sản xuất an toàn, cho phép 70% lao động trở lại làm việc. Hiện đã có hơn 90% lao động trong công ty được tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần May Sơn Hà (thị xã Sơn Tây) Phạm Huy Vệ cho biết, trên cơ sở phương án phòng, chống dịch của công ty, từ cuối tháng 8-2021, thị xã Sơn Tây đã cho phép 500 công nhân công ty quay trở lại làm việc.
"Sau khi UBND thành phố ban hành Chỉ thị số 20/CT-UBND, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh lên quy mô 1.000 lao động (chiếm 50% số công nhân) và đã gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thị xã Sơn Tây cho ý kiến. Đây là tín hiệu vui vì nhờ đó, doanh nghiệp sẽ hoàn thiện các đơn hàng và hợp đồng...", ông Phạm Huy Vệ nói.
Nỗ lực hỗ trợ, bảo đảm an toàn
Không chỉ đến khi được công nhận là "vùng xanh” theo phân vùng của thành phố, mà trước đó, nhiều địa phương đã nỗ lực tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng vẫn bảo đảm công tác phòng, chống dịch an toàn.
Tại địa bàn huyện Hoài Đức, hiện có 3.575 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, trong đó có 313 doanh nghiệp nằm trong 10 cụm công nghiệp (Trường An - An Khánh, Lại Yên, Lai Xá, Di Trạch…) với 7.288 lao động và 3.262 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất do các xã, thị trấn quản lý.
Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Trung Thuận cho biết, trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội, huyện đã yêu cầu các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp muốn trở lại sản xuất, kinh doanh phải xây dựng phương án sản xuất an toàn "3 tại chỗ”, hoặc "1 cung đường, 2 điểm đến”, trình UBND huyện phê duyệt. Đối với các cơ sở sản xuất ngoài cụm công nghiệp, sẽ do UBND xã, thị trấn phê duyệt phương án sản xuất an toàn. Trên cơ sở đó, toàn huyện đã có 825 doanh nghiệp được phê duyệt phương án, trở lại sản xuất trong tháng 8 và 9-2021đã phê duyệt 636 phương án.
Tương tự, huyện Quốc Oai với quyết tâm bảo vệ vững chắc "vùng xanh”, đã nhanh chóng có phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh đi đôi với bảo đảm phòng, chống dịch. Trưởng phòng Kinh tế huyện Quốc Oai Nguyễn Quang Thắm cho biết, địa bàn huyện có Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai và 2 cụm công nghiệp Ngọc Liệp, Yên Sơn với tổng số 92 doanh nghiệp. Huyện đã phê duyệt các phương án sản xuất an toàn, cho phép 58 doanh nghiệp trở lại hoạt động với tổng số 1.320 lao động.
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Phạm Quang Tuấn, huyện đang tập trung ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho công nhân lao động trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Theo đó, đã có gần 80% số công nhân lao động được tiêm mũi 1, gần 30% lao động được tiêm mũi 2…
Hiện trên địa bàn Hà Nội đã thiết lập được hơn 600 điểm "vùng xanh doanh nghiệp”, được chính quyền địa phương phê duyệt phương án hoạt động. Với sự vào cuộc khẩn trương, quyết liệt của chính quyền địa phương, các doanh nghiệp ở "vùng xanh" đã và đang nỗ lực hoạt động trở lại, bảo đảm thực hiện "mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa duy trì sản xuất, kinh doanh.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.