moitruongplus Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 7 công trình xây dựng, giao thông trọng điểm, cấp bách được phép thi công trong thời gian thành phố thực hiện giãn cách xã hội. Những ngày này, đội ngũ kỹ sư, công nhân ngày đêm thi công "xuyên" dịch Covid-19 với các phương án bảo đảm an toàn trong xây dựng cũng như phòng, chống dịch bệnh. Thành phố sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các chủ đầu tư, nhà thầu thi công nhằm đẩy nhanh tiến độ, đưa các công trình vào vận hành đúng kế hoạch.
Nhờ thi công "xuyên" dịch Covid-19, cầu Thủ Thiêm 2 đã hợp long đúng kế hoạch, ngày 2-9.
Đa dạng phương án thi công
Tại dự án đường sắt đô thị (metro) số 1 Bến Thành - Suối Tiên, từ ngày 19-8 có 118 kỹ sư, giám sát, công nhân trực tiếp thi công ở công trường với các hạng mục: Đoạn ngầm từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát thành phố, đoạn ngầm từ ga Nhà hát thành phố đến ga Ba Son, đoạn trên cao và depot.
Quyền Giám đốc Ban Quản lý dự án 1 (đơn vị điều hành dự án metro số 1) Nguyễn Bùi Minh Quân cho biết, để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19, số nhân lực trên phải tổ chức thi công với 3 phương án gồm: "3 tại chỗ” (thi công tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ), "1 cung đường, 2 địa điểm” (1 cung đường nối 2 địa điểm là nơi làm việc và nơi lưu trú tập trung) và một phương án kết hợp linh động. Nhờ đó, dù trong giai đoạn cao điểm siết chặt công tác phòng, chống dịch bệnh, dự án metro số 1 đến nay đã đạt khoảng 88% khối lượng toàn dự án.
Tại 3 công trình giao thông trọng điểm khác của thành phố, gồm: Công trình xây dựng cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới; công trình đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật 9 lô đất thuộc khu chức năng số 1 (trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức) và công trình xây dựng hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7), 82 kỹ sư, giám sát, công nhân đang miệt mài thi công xây dựng dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Để bảo đảm thi công an toàn, các nhà thầu duy trì tiến độ thi công theo phương án "3 tại chỗ”, toàn bộ lực lượng nhân sự thi công ăn, ở, làm việc tại công trường, tuân thủ chặt chẽ thông điệp "5K", duy trì giãn cách trong quá trình thi công, thường xuyên xét nghiệm Covid-19 định kỳ.
Còn trên công trường xây dựng cầu Thủ Thiêm 2, dù thi công trong điều kiện phòng, chống dịch nghiêm ngặt, dự án vẫn kịp hợp long đúng kế hoạch vào ngày 2-9 vừa qua. Có được kết quả trên là nhờ chủ đầu tư đã chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị thi công, đơn vị tư vấn điều chỉnh cách thức quản lý tổ chức thi công và quản lý chất lượng phù hợp với tình hình dịch bệnh. Nhà thầu đã bố trí phương án "3 tại chỗ”, vừa bảo đảm nguồn lực để thi công liên tục, vừa phòng, chống dịch hiệu quả.
Tìm giải pháp thích ứng với tình hình dịch bệnh
Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh (MAUR) Bùi Xuân Cường cho biết, MAUR đã yêu cầu các đơn vị tư vấn, nhà thầu chỉ được phép hoạt động với điều kiện bảo đảm an toàn, kiên quyết dừng ngay lập tức và xử phạt nghiêm các trường hợp không đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, điều này dẫn đến việc thiếu hụt nhân lực, phát sinh chi phí, một số hạng mục phải tạm ngừng thi công. Để đẩy nhanh tiến độ thi công và đưa vào vận hành thương mại đúng kế hoạch (năm 2022), MAUR kiến nghị UBND thành phố Hồ Chí Minh nhanh chóng tiêm vắc xin phòng Covid-19 đầy đủ cho toàn bộ nhân lực, đồng thời tiếp tục tạo điều kiện để các nhà thầu tổ chức thi công an toàn.
Đối với 3 công trình giao thông trọng điểm của thành phố, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố Hồ Chí Minh Lương Minh Phúc cho biết, việc thực hiện phương án "3 tại chỗ” để duy trì thi công gặp một số khó khăn, đặc biệt là công tác hậu cần, công tác cung cấp vật tư, nguyên liệu, cấu kiện đúc sẵn... "Trong thời gian tới, Ban sẽ nỗ lực duy trì thi công các dự án trên; phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan trong việc xây dựng các phương án phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp tại công trường”, ông Lương Minh Phúc cho hay.
Còn tại dự án Cầu Thủ Thiêm 2, với đặc thù thi công kết cấu dầm thép, trụ tháp... cần có nhiều nhân lực, chủ đầu tư kiến nghị các cấp, ban, ngành của thành phố tạo điều kiện thuận lợi để nhà thầu linh hoạt xây dựng phương án thi công trong điều kiện tuân thủ đầy đủ quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
Về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Lê Hòa Bình cho biết, sau ngày 6-9, từ báo cáo và đề xuất của các chủ đầu tư, UBND thành phố sẽ xem xét, quyết định dự án nào được tiếp tục xây dựng cũng như phương án tổ chức thi công để thích ứng với diễn biến, tình hình dịch bệnh tại thành phố trong thời gian tới.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.