moitruongplus Trong hành trình 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc, TP. Hồ Chí Minh là đất thành đồng "đi trước, về sau”. Kết thúc chiến tranh; thành phố đã từng bước vượt qua khó khăn, xây dựng và phát triển, nhanh chóng trở thành “đầu tàu” kinh tế của cả nước.

Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu phát triển đến năm 2030, TP. Hồ Chí Minh sẽ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á; tầm nhìn đến năm 2045, sẽ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của châu Á.

Đi trước về sau

Chiều 2/9/1945, hàng trăm ngàn đồng bào Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ mang theo khẩu hiệu "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm!", "Đả đảo thực dân Pháp!", "Độc lập hay là chết!"… đã tập trung về gần khu vực Lễ đài Độc lập trên đường Nodorom (nay là đường Lê Duẩn), ngay phía sau Nhà thờ Đức Bà để tham dự buổi mít tinh độc lập.

Ông Trần Văn Giàu, Bí thư xứ ủy Nam Bộ đã đứng lên đọc lời phát biểu trước đồng bào. Nội dung bài phát biểu khẳng định nước Việt Nam đã giành độc lập, không còn là nước thuộc địa nữa. Đặc biệt, kêu gọi mọi người cảnh giác, bởi thực dân Pháp đang có âm mưu trở lại, tròng lại ách nô lệ lên dân tộc ta, chúng tìm nhiều cách lật đổ Chính phủ dân chủ cộng hòa lâm thời, đặt lại ách thống trị với một tên quan toàn quyền như trước đây. Sau đó, hàng trăm ngàn đồng bào đã cùng đồng thanh hô vang lời thề "Độc lập hay là chết” với quyết tâm "Nếu Pháp đến xâm lược Việt Nam lần nữa, chúng ta quyết không tiếp tay cho Pháp, không đi lính cho Pháp, không cung cấp lương thực cho Pháp”.


TP. Hồ Chí Minh hướng tới trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - cĩng nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á vào năm 2030.

Ông Nguyễn Trọng Xuất (bí danh Sáu Nhân), Phó Chủ tịch Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến TP. Hồ Chí Minh nhớ lại: "Lúc đó tôi chỉ là chàng thiếu niên 14 tuổi, nhưng không thể nào quên  thời khắc thiêng liêng đấy. Đó là ngày Lời thề Độc lập của nhân dân Nam Bộ ủng hộ Chính phủ lâm thời, sẵn sàng đứng lên chống lại quân Pháp để bảo vệ nền độc lập vừa giành lại được”.

Đúng 21 ngày sau, rạng sáng ngày 23/9, thực dân Pháp nổ súng tấn công các trụ sở chính quyền cách mạng non trẻ của chúng ta tại Sài Gòn, bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược đất nước ta lần thứ hai. Trước tình thế đó, Xứ ủy, Ủy ban Nhân dân và Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ triệu tập khẩn cuộc họp liên tịch tại Nhà số 629 đường Cây Mai (nay là đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP. Hồ Chí Minh). Cuộc họp đã thông qua "Lời kêu gọi của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ”, trong đó xác định: "Độc lập hay là chết… Từ giờ phút này, nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là tiêu diệt giặc Pháp và tay sai của chúng”, và ra tuyên bố: "Cuộc kháng chiến bắt đầu!”.

Hưởng ứng Lời kêu gọi, ngay chiều 23/9, quân dân Sài Gòn - Gia Định đã đồng loạt xuống đường, anh dũng đánh trả quyết liệt tại nhiều khu vực như dinh Đốc Lý, đường Véc-đoong, trụ sở Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, cột cờ Thủ Ngữ… khiến quân đội Pháp khiếp sợ. Cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Sài Gòn - Gia Định đã hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ "đi trước”, tiêu hao sinh lực, giam chân địch, làm thất bại bước đầu âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp. Từ đó, tạo khoảng thời gian quý báu cho Trung ương Đảng và nhân dân ta chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp bằng Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu.

Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, theo Hiệp định, thực dân Pháp phải tôn trọng chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia. Tuy nhiên, ngay sau đó, đế quốc Mỹ đã ra sức phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, chúng hối hả xây dựng và củng cố Sài Gòn thành "thủ đô” của cái gọi là "Việt Nam cộng hòa” từ vĩ tuyến 17 trở vào. Không cam chịu kiếp nô lệ, nhân dân Sài Gòn và cả nước lại đứng lên chiến đấu chống lại đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, yêu cầu chúng phải tôn trọng cuộc Tổng tuyển cử thống nhất đất nước vào tháng 7/1956 như kế hoạch đã đề ra.

Tuy nhiên, phải đến 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, sau 21 năm chiến đấu với  nhiều đau thương mất mát, khi chiếc xe tăng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam húc đổ cánh cổng của Dinh Độc lập thì cuộc chiến đấu anh dũng kiên cường của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ và chế độ tay sai mới hoàn toàn thắng lợi. Từ giây phút này, Sài Gòn, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối.

Đầu tàu, tiến xa về phía trước

Ngày 2/7/1976, tại kỳ họp đầu tiên, Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất đã đổi tên Sài Gòn thành TP. Hồ Chí Minh. Với niềm tự hào vô bờ bến được mang tên vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã bắt tay vào công cuộc kiến thiết, xây dựng và phát triển thành phố.

Trong tài liệu "Thành phố Hồ Chí Minh - 40 năm phát triển, hội nhập: Những mốc son và những sự kiện lịch sử” đã dành một phần in đậm những năm tháng khó khăn không thể nào quên của thành phố trong những năm đầu giải phóng. Lúc đó, dự trữ nguyên liệu cạn kiệt, tình hình kinh tế ngày càng sa sút nghiêm trọng; sản xuất, dịch vụ xuống dốc; giá cả thị trường tăng liên tục; thiên tai xảy ra 3 năm liền ở Nam Bộ ảnh hưởng đến vựa lúa ĐBSCL...

 Nhờ kiên trì bám sát thực tiễn, năng động, dám làm, dám chịu trách nhiệm và được Trung ương hỗ trợ, TP. Hồ Chí Minh đã vượt qua một giai đoạn đầy khó khăn và phức tạp của những năm sau giải phóng; đã giữ vững chính quyền, hình thành quan hệ sản xuất mới, ổn định và duy trì sản xuất trong bối cảnh đất nước bị đe dọa bởi chiến tranh biên giới. Nhờ vậy, từ mức tăng trưởng 2.18%/năm của giai đoạn 1976 - 1980, tốc độ tăng trưởng bình quân của TP. Hồ Chí Minh thời kỳ 1980 - 1985 đạt 8,17%/năm; thu ngân sách địa phương năm 1985 gấp 43 lần năm 1980.

Những kết quả đổi mới tại TP. Hồ Chí Minh chính là tiền đề quan trọng, thực tiễn để năm 1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng đã hoạch định đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt để, mở ra thời kỳ mới của sự nghiệp cách mạng nước ta trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ đây, TP. Hồ Chí Minh cùng cả nước đã dứt khoát với cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp để tiến hành đổi mới, đưa thành phố "cùng cả nước, vì cả nước” bước vào thời kỳ lịch sử mới

Sau hơn 30 năm đổi mới, TP. Hồ Chí Minh đã bứt phá mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực; giữ vững vai trò đầu tàu, trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước và có vị trí quan trọng trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2020, TP. Hồ Chí Minh chiếm 22% quy mô kinh tế, đóng góp 27% ngân sách cả nước.


Ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh cho biết: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ XI đã xác định tiếp tục đưa TP. Hồ Chí Minh tiến xa về phía trước. Theo đó, đến năm 2025, TP. Hồ Chí Minh sẽ là đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng của cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 8.500 USD. Phấn đấu đến năm 2030, TP. Hồ Chí Minh là thành phố dịch vụ, công nghiệp hiện đại, thành phố văn hóa, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, GRDP bình quân đầu người khoảng 13.000 USD, là trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á. Tầm nhìn đến năm 2045, TP. Hồ Chí Minh sẽ trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính của châu Á, phát triển bền vững, có chất lượng cuộc sống cao, GRDP bình quân đầu người khoảng 37.000 USD, là điểm đến hấp dẫn toàn cầu.

Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, để hoàn thành mục tiêu này, toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân thành phố sẽ không ngừng phát huy truyền thống cách mạng, kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo, nghĩa tình, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới, để tự hào và xứng đáng với thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh - Thành phố Anh hùng.

Hiện tại, TP. Hồ Chí Minh đang trong cuộc chiến cam go chống lại đại dịch Covid-19 với nhiều đau thương, mất mát. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Chính trị, Chính phủ, sự chi viện kịp thời của nhân dân cả nước; đặc biệt với sự quyết tâm, nỗ lực không ngừng nghỉ của chính quyền và toàn thể người dân thành phố, đại dịch Covid-19 sẽ sớm được đẩy lùi.

Để rồi đoàn tàu TP. Hồ Chí Minh sẽ lại thênh thang tiến về phía trước!


Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.