moitruongplus Là thành phố công nghiệp lớn nhất miền Bắc, lượng công nhân lên tới hàng trăm nghìn, đến nay Hải Phòng vẫn giữ được an toàn cho các công ty.
Theo ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, thành phố hiện có khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải (bao gồm các khu công nghiệp (KCN) Deep C, KCN MP Đình Vũ, KCN Tràng Duệ, khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng và KCN Nam Đình Vũ) và các KCN nằm ngoài khu kinh tế gồm KCN Đồ Sơn, KCN An Dương, KCN Nam Cầu Kiền, KCN Nomura - Hải Phòng. Tổng lượng công nhân tại khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải và các KCN lên tới trên 158.000 người.
Ngoài vị thế là cảng biển lâu đời, phục vụ việc xuất nhập khẩu hàng hóa đi đến các quốc gia trên thế giới thì Hải Phòng cũng là thành phố công nghiệp lớn nhất miền Bắc.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng mạnh mẽ, "tê liệt” do đại dịch Covid-19, Việt Nam cũng nằm trong quỹ đạo kể trên. Khi các địa phương trên cả nước tập trung đông các công nhân làm việc tại các KCN, nhà máy, xí nghiệp bị nhiễm Covid-19 như Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Dương, Đồng Nai… thì tại Hải Phòng, dịch Covid-19 được kiểm soát chặt chẽ.
Trao đổi với PV Người Đưa Tin, ông Trần Hồng Chính, người phụ trách văn phòng BQL Khu kinh tế Hải Phòng cho biết, khi khởi điểm dịch Covid – 19 từ cuối năm 2019, xác định việc phòng chống dịch tại các KCN là vấn đề cấp bách vì tập trung đông công nhân, UBND TP.Hải Phòng và các sở, ban, ngành đã liên tục có các buổi làm việc và có ý kiến chỉ đạo bằng văn bản, yêu cầu tập trung cao độ, chủ động, không để dịch bệnh bùng phát tại các nhà máy.
Kiểm tra việc diễn tập phương án "3 tại chỗ" tại công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam.
BQL Khu kinh tế Hải Phòng đã thành lập 3 tổ công tác để đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19 và kế hoạch ứng phó với tình huống có ca bệnh các KCN. Nhiệm vụ của các tổ công tác là phối hợp chặt chẽ với các công ty kinh doanh hạ tầng KCN, các doanh nghiệp để hàng ngày tiến hành kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn,cập nhật các biện pháp phòng chống dịch, đồng thời xử lý các vi phạm theo thẩm quyền.
Các tổ công tác này ngoài việc đánh giá kế hoạch phòng chống dịch tại các KCN thì còn kiểm tra điều kiện làm việc, sinh hoạt của công nhân.
Về việc đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19, theo ông Trần Hồng Chính các tổ công tác sẽ chủ động phối hợp với các lực lượng để phân tích về mật độ, phương thức hoạt động của công nhân trong công ty để có sự điều chỉnh phù hợp.
Ngoài ra, BQL khu kinh tế Hải Phòng phối hợp chặt chẽ với trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hải Phòng tiến hành xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR đối với các công nhân. Đến nay, 80% người lao động đã được xét nghiệm và cho kết quả âm tính với Covid-19.
BQL Khu kinh tế Hải Phòng cũng xây dựng và đưa vào triển khai thí điểm mô hình "3 tại chỗ” và "1 cung đường 2 điểm đến”. Với mô hình "3 tại chỗ”, công nhân sẽ ăn, ngủ và làm việc tại chỗ, hạn chế tiếp xúc với người ngoài công ty. Mô hình này đã được triển khai tại các công ty LG Display, công ty CP luyện thép Việt Nhật, công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam, được UBND TP.Hải Phòng kiểm tra và đánh giá cao về điều kiện ăn, ở, làm việc.
Mô hình "1 cung đường 2 điểm đến” đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa được thông suốt từ nơi sản xuất đến nơi nhập hàng, tiêu thụ theo một cung đường nhất định.
Không để người không đủ điều kiện phòng chống dịch làm việc tại công ty
Có mặt tại công ty LG Display, PV Người Đưa Tin được chứng kiến công ty này kiểm soát gắt gao người ra vào. LG Dispay là doanh nghiệp toàn cầu với 100% vốn nước ngoài sản xuất màn hình OLED, hoạt động tại KCN Tràng Duệ với diện tích lên tới hơn 40ha, lượng công nhân lên tới trên 25.000 người.
Với công nhân làm việc tại công ty, tại khu vực cửa ra vào, công nhân buộc sẽ phải đeo khẩu trang, dùng nước khử khuẩn để sát khuẩn tay, sau đó quẹt thẻ để đi vào khu vực bảo an. Tại đây, được trang bị thiết bị camera giám sát nhiệt độ tự động, nếu phát hiện nhiệt độ của công nhân cao bất thường, bộ phận bảo an sẽ đề nghị công nhân dừng lại, không đi vào khu phân xưởng, đồng thời sẽ đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Giám sát chặt chẽ công nhân tại khu vực ra vào công ty LG Display.
Trước diễn biến của dịch Covid-19, LG Display yêu cầu người lao động ở ngoại tỉnh như Thái Bình, Hải Dương, Quảng Ninh không trở lại nơi cư trú, ở trọ tại gần công ty hoặc trong khu vực ký túc xá.
Công nhân ở xa, có xe đưa đón, công ty đề nghị mọi người lên xuống xe giữ đúng khoảng cách và đúng điểm đưa đón, hạn chế tiếp xúc với người ngoài khi trở về nơi cư trú.
Với khách đến liên hệ làm việc, ngoài việc kiểm tra nhiệt độ thì khách phải ký cam kết tuân thủ các quy định về phòng chống dịch.
Tại công ty TNHH Crystal Sweater Việt Nam, đây cũng là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, một thành viên của tập đoàn quốc tế Crystal Hồng Kông, chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc, số lượng lao động hiện nay 1550 người.
Công ty đã lập ban chỉ đạo và phản ứng nhanh chống dịch Covid- 19. Tất cả người lao động được thông báo, cập nhật thường xuyên thông tin về dịch bệnh, cách phòng chống và các khuyến cáo của cơ quan chức năng.
Yêu cầu công nhân chỉ đến công ty làm việc và về nhà, không ra ngoài nếu không cần thiết, vào ngày nghỉ không tập trung đông người, không đi chơi hay về quê ở các tỉnh khác. Công nhân nếu có bất kỳ biểu hiện nào kể cả của bệnh cúm thông thường, công ty cho nghỉ ở nhà đến khi khỏi bệnh.
Nếu công nhân liên quan tới các trường hợp có nghi ngờ là F0, F1, hay liên quan đến các địa điểm theo thông báo khẩn của chính quyền địa phương phải khai báo y tế tại đại phương để được hướng dẫn, sau đó mới đến công ty làm việc.
Công nhân điều khiển hệ thống máy dệt tại công ty TNHH Crystal Sweater Việt Nam.
Công nhân làm việc tại khu vực kiểm hàng.
Tại nơi làm việc, công nhân cũng phải tuân thủ việc đeo khẩu trang, khử khuẩn tay, giữ cự ly, khoảng cách khi làm việc. Toàn bộ công nhân được kiểm soát thân nhiệt hàng ngày và có phòng cách ly với những trường hợp nghi ngờ về sức khỏe.
Tham quan khu phân xưởng của công ty Crystal, lúc này các công nhân đang trong quá trình làm việc, có bộ phận kỹ thuật, công nhân điều hành máy dệt và kiểm hàng. Vì gần như việc sản xuất được tự động hóa nên một công nhân có thể điều khiển 12 máy dệt, bộ phận kiểm hàng công nhân cũng tuân thủ việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m.
Ông Hoàng Văn Cường, Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự công ty CP KCN Sài Gòn – Hải Phòng (đơn vị quản lý KCN Tràng Duệ) cho biết, hàng ngày công ty sẽ cùng với các ban ngành kiểm tra việc chấp hành quy định phòng chống dịch tại các nhà máy trong KCN, giải tán những nơi tụ tập đông người, việc kiểm tra được tiến hành 24/24h.
"Hải Phòng là thành phố công nghiệp, ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, các doanh nghiệp hàng năm đóng góp ngân sách vô cùng lớn. Ngoài việc tạo các điều kiện, chế tài cho các doanh nghiệp hoạt động tốt thì BQL Khu kinh tế luôn xây dựng các phương án, kế hoạch, kịch bản để phòng chống, ứng phó với dịch bệnh Covid-19. Anh em nhiều tháng nay làm việc gần như không có ngày nghỉ, kể cả thứ 7, chủ nhật. Chúng tôi mong đại dịch sớm được đẩy lùi để hoạt động của các doanh nghiệp, cuộc sống của người Hải Phòng nói riêng và người dân cả nước nói chung trở lại trạng thái bình thường”, ông Chính chia sẻ.
Theo Người đưa tin
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.