moitruongplus Các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, KCNC khẩn trương rà soát, đảm bảo việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng trong công tác bảo vệ môi trường tại các KCN, KCNC.
Ngày 7/9, BQL Khu công nghệ cao (KCNC) và các khu công nghiệp (KCN) Đà Nẵng (DHPIZA) ra Thông báo 2297/TB-BQL yêu cầu các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, KCNC trên địa bàn TP khẩn trương rà soát, đảm bảo việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng trong công tác bảo vệ môi trường tại các KCN, KCNC theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 51 Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/1/2020, Khoản 1 Điều 49 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ.
Thành phố Đà Nẵng
Theo phân tích của DHPIZA, so với các văn bản quy phạm pháp luật trước đây, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định các chủ đầu tư hạ tầng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường đối với chủ dự án; phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đồng thời, chủ đầu tư hạ tầng KCN, KCNC có trách nhiệm ban hành quy chế về bảo vệ môi trường của khu sản xuất phù hợp yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Đây là một trong các điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường 2022, góp phần bổ sung cơ sở pháp lý để các đơn vị quản lý hạ tầng đẩy mạnh giám sát môi trường tại các KCN; phát hiện sớm các sự cố có thể xảy ra.
Cùng với đó, Điểm b Khoản 2 Điều 49 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 quy định chủ đầu tư hạ tầng không được tiếp nhận thêm dự án mới hoặc nâng công suất dự án đang hoạt động có phát sinh nước thải sản xuất trong trường hợp dự án mới có ngành nghề không thuộc danh mục ngành nghề được phép thu hút đầu tư của KCN hoặc KCN không đáp ứng một trong các yêu cầu về hạ tầng bảo vệ môi trường quy định tại Điều 48 Nghị định này.
Như vậy, DHIZA chỉ rõ, trong trường hợp dự án đã được cấp chủ trương đầu tư, các đơn vị quản lý hạ tầng vẫn phải có trách nhiệm kiểm tra, đảm bảo các công trình bảo vệ môi trường chung có khả năng tiếp nhận chất thải và vận hành ổn định.
Thời gian tới DHPIZA sẽ tiếp tục tổ chức tập huấn các quy định mới về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp tại các KCN./.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.