moitruongplus Người dân TP Biên Hòa liên tục phản ánh các cơ sở xây dựng xưởng than trái phép gây ô nhiễm môi trường, xe quá khổ làm rơi vãi, có dấu hiệu quá tải băm nát hạ tầng giao thông, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân, cần có biện pháp xử lý triệt để
Thời gian qua, tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam nhận được phản ánh của nhiều hộ dân tại xã Phước Tân, TP Biên Hòa (Đồng Nai) về việc họ phải sống khổ sở trong môi trường ô nhiễm nặng bởi khói, bụi phát ra từ hoạt động của các xưởng than đóng trên địa bàn.
Đáng nói, đây là các xưởng than xây dựng trái phép, gây ô nhiễm môi trường, hoạt động nhiều năm nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm khiến người dân địa phương vô cùng bức xúc. Mặc dù đã bị xử lý rất nhiều biên bản nhưng đâu lại vào đấy.
Để xác minh thông tin trên, PV đã có mặt tại địa phương để ghi nhận thực tế thì những gì người dân phản ánh là có cơ sở, tại đây phát hiện nhiều xưởng than hoạt động trái phép gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Các xưởng than xây dựng trái phép
Đơn cử các đơn vị tại xã Phước Tân, TP Biên Hòa như: Công ty Ngô Hoàng; Công ty TNHH MTV công nghệ gỗ Hoàng Anh Phát; Chi nhánh công ty TNHH đầu tư thương mại dịch vụ Huy Cường Phát. Các xưởng sản xuất than này chuyên sản xuất than cung cấp cho thị trường trên địa bàn và các tỉnh lân cận, mặc dù chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt bất cứ loại thủ tục nào về sản xuất than cũng như giấy phép xây dựng.
Ghi nhận thực tế cho thấy, bên trong các xưởng hệ thống các thiết bị, máy móc…được lắp đặt bài bản và đang hoạt động hết công suất, với quy mô lớn. Bên cạnh đó, tất cả các hoạt động của các xưởng than này đều không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Đồng thời, chưa có đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ theo quy định…
Bên trong các xưởng hệ thống các thiết bị, máy móc, nhà xưởng…được lắp đặt bài bản và hoạt động hết công suất
Theo phản ánh của người dân xã Phước Tân, TP Biên Hòa, kể từ khi có các xưởng than đi vào hoạt động, đời sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng do quá trình sản xuất than, khói bụi đã bay theo chiều gió, bao phủ vào khu vực dân cư, đặc biệt là quá trình vận chuyển than của các xe quá tải trọng băm nát đường giao thông đơn cử xe ô tô tải Công ty Ngô Hoàng hay Huy Cường Phát khiến việc đi lại khó khăn.
Quá trình sản xuất than, khói bụi đã bay theo chiều gió, bao phủ vào khu vực dân cư ảnh hưởng nghiêm đến đời sống của người dân
Đáng chú ý, tại các xưởng sản xuất than xây dựng trái phép trên không hề có hệ thống xử lý nước thải mà xả thẳng ra khuôn viên và các khu vực lân cận. Men theo con đường đi vào xưởng là tình trạng nước đọng xình lầy, nhếch nhác, trông rất mất mỹ quan.
Các xưởng than hoạt động trái phép gây ô nhiễm môi trường
Theo chân những chiếc xe vận chuyển than của các xưởng sản xuất than không phép mang logo Ngô Hoàng, BKS: 60H-009.70; 60C-467.61; 60H-058.53; 60H-038.85; 60H-053.57; 51C-822.56... Điều đáng nói trong thời điểm theo chỉ đạo của Cục CSGT thì cả nước đồng loạt ra quân cao điểm xử lý tình trạng xe "cơi nới” thùng xe và chở hàng quá trọng tải, quá khổ trên đường bộ. Nhưng thực tế ghi nhận thì tình trạng các xe mang logo và BKS nêu trên cơi nới thành thùng và có dấu hiệu quá tải, đồng thời phóng nhanh vượt ẩu, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông vẫn đang diễn ra hàng ngày như một lời thách thức đối với lực lượng chức năng.
Xe tải trọng lớn vận chuyển than mang logo Ngô Hoàng
Việc hàng loạt những xe "khủng” vẫn ngày đêm lưu thông cày ải khiến cho tuyến đường này bị xuống cấp nghiêm trọng, luôn trong tình trạng "nắng bụi mưa bùn” xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà, sụt lún, nhiều điểm đọng nước và lầy lội sau những cơn mưa, người dân đi lại hết sức khó khăn.
Tuyến đường dân sinh bị băm nát, nước đọng xình lầy do quá trình vận chuyển than của các xe tải trọng lớn
Điều khiến dư luận bức xúc là các cơ sở xưởng sản xuất than này hoạt động trái phép trong một thời gian dài, thế nhưng cơ quan chức năng lại không có biện pháp xử lý triệt để, khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng kéo theo nhiều hệ lụy.
Các xe vận chuyển than cơi nới thành thùng và có dấu hiệu quá tải, phóng nhanh vượt ẩu, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông
Trao đổi với ông Trần Thế Biên, Chủ tịch UBND phường Phước Tân, ông Biên cho biết tôi cũng vừa về nhận công tác, lâu nay do tình hình dịch nên kế hoạch kiểm tra lên kế hoạch mà chưa thực hiện được. Nhưng xưởng than này đã bị lập biên bản về công tác môi trường rất nhiều lần.
Người dân mong muốn chính quyền sở tại cần có những biện pháp quyết liệt hơn nữa buộc tháo dỡ, di dời các xưởng sản xuất than trái phép, khắc phục hậu quả, trả lại môi trường sống lành mạnh cho người dân, đồng thời xây dựng môi trường Công nghiệp đảm bảo vệ sinh môi trường.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.