moitruongplus Nhiều người dân sinh sống tại thôn Đồng Phú, xã Kỳ Đồng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang "sống dở, chết dở” vì trang trại chăn nuôi lợn của công ty Hồng Hà đóng trên địa bàn này đang hằng ngày gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Thời gian qua, Tòa soạn Môi trường và Đô thị nhận được phán ánh của nhiều hộ dân sống tại thôn Đồng Phú (xã Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) về tình trạng môi trường bị ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi lợn của trang trại Hồng Hà (công ty Hồng Hà) khiến cho cuộc sống, sinh hoạt của người dân bị đảo lộn.

Để tìm hiểu vấn đề sáng ngày 17/7, Phóng viên đã mục sở thị về tình trạng này thì phản ánh của người dân là có cơ sở. Qua tìm hiểu, chị Ái, hộ dân sinh sống gần trang trại Hồng Hà bức xúc cho biết: "Thời gian qua trang trại này liên tục xả thải gây ra mùi hôi thối nồng nặc nhất là những hôm thời tiết thay đổi gia đình ngồi ăn uống không chịu nổi, nhưng đáng lo nhất là nguồn nước từ khe suối bị nước thải nhuốm màu đen ngòm. Gia đình chị lo sợ tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là đối với các con nhỏ”.




Trang trại Hồng Hà (công ty Hồng Hà)

Tương tự, ông Trần Đức Xuân cho hay, mỗi lần trời mưa là bốc mùi hôi thối với mùa này gió "Nam” thổi về càng hôi thối hơn, nhà ông luôn trong tình trạng đóng cửa vì mùi hôi thôi từ hoạt động xả thải của trang trại lợn này. Đặc biệt, ông lo lắng nhất là về nguồn nước, bởi gia đình ông sử dụng giếng đào tay nên độ sâu của giếng cũng hạn chế, trước đây không sao nhưng thời gian khi bắt đầu có trại lợn nằm đầu nguồn, nên nước giếng nhà ông thường xuyên xuất hiện một lớp váng phủ khắp bề mặt.

Ông Xuân cho biết thêm, để khắc phục tình trạng trên, thời gian qua ông đã mua máy lọc nước về để sử dụng, nhưng vẫn không yên tâm vì được khoảng một tuần là gia đình ông phải thay lọc một lần. Vừa nói, ông Xuân vừa tháo một cục lọc ông vừa thay khoảng một tuần thì nay đã chuyển màu ố vàng. 




Dòng nước thải của trang trại Hồng Hà đang trực tiếp xả ra môi trường thông qua một ống nước được đặt từ góc hồ chứa.

Trước thực trạng trên, phóng viên đã liên hệ làm việc với chính quyền địa phương xã Kỳ Đồng. Qua trao đổi, ông Nguyễn Đình Tuệ - Chủ tịch UBND xã Kỳ Đồng cho biết, trang trại chăn nuôi lợn Hồng Hà trước đây (năm 2015) do ông Hoàng Hải Trọng làm chủ. Thế nhưng, đến năm 2020 ông Trọng đã chuyển nhượng lại cho công ty Hồng Hà, quy mô chăn nuôi của trang trại này là 1.800 con lợn thịt.

Còn vấn đề trang trại lợn gây ô nhiễm môi trường như người dân phản ánh, địa phương cũng đã nắm được và cũng đã kết hợp với Phòng Tài nguyên Môi trường huyện thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở. Nhưng vấn đề về lâu dài liên quan đến vấn đề ô nhiễm và ảnh hưởng tới người dân thế nào thì cần có cơ quan chuyên môn đánh giá kiểm tra chứ địa phương không có chuyên môn để đánh giá.

Khi phóng viên đề cập vấn đề, thời gian gần đây, trang trại lợn Hồng Hà có xả thải ra môi trường hay không thì vị chủ tịch này khẳng định là không có vấn đề đó, bởi nếu có thì chính quyền địa phương sẽ tiến hành xử lý ngay.


Nước giếng đen ngòm, thường xuyên xuất hiện một lớp váng phủ khắp bề mặt do ảnh hưởng nước thải từ trang trại Hồng Hà

Thế nhưng, những gì thực tế đang diễn ra lại trái ngược hoàn toàn với lời khẳng định của vị chủ tịch này. Bởi khi, có mặt tại dòng khe, hiện ra trước mắt chúng tôi là một dòng nước đen ngòm đang liên tục chảy về xuôi, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Tiếp tục, đi men theo dòng khe lên phía trên, chúng tôi phát hiện dòng nước này xuất phát từ trang trại chăn nuôi lợn của công ty Hồng Hà. Dòng nước thải đang trực tiếp xả ra môi trường thông qua một ống nước được đặt từ góc hồ chứa.


Một dòng nước đen ngòm đang liên tục chảy, bốc mùi hôi thối nồng nặc

Hiện nay, nhiều hộ dân sinh sống tại thôn Đồng Phú, xã Kỳ Đồng, cạnh trang trại Hồng Hà đang ngày đêm phải gánh chịu hậu quả của việc xả thải từ hoạt động chăn nuôi của trang trại Hồng Hà, họ đang khẩn thiết mong chính quyền vào cuộc để giải quyết dứt điểm tình trạng trên, trả lại môi trường sống trong lành như vốn có.

Đề nghị các cơ quan chức năng cần vào cuộc kiểm tra, chấn chỉnh xử lý tình trạng gây ô nhiễm môi trường trên của công ty Hồng Hà, có biện pháp giải quyết dứt điểm để đảm bảo môi trường sống, bảo vệ sức khỏe cho người dân tránh gây nên hệ lụy lầu dài về môi trường ảnh hưởng tới an ninh trật tự trên địa phương.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.