moitruongplus Đại diện Sở TNMT là ông Phạm Văn Tình (Trưởng phòng Đăng ký thông kê Đất đai) sau suốt hơn 1 tháng hứa hẹn trả lời, ông Tình tiếp PV nhưng từ chối cung cấp tài liệu, né thông tin về chuyển đổi mục đích đất, PV không được phép ghi âm và có phát ngôn lạ!...
Như Môi trường và Đô thị VN điện tử đã thông tin tại bài viết https://www.moitruongvadothi.vn/dat-vang-90-nguyen-tuan-quan-thanh-xuan-khong-qua-dau-gia-loi-cho-ai-a106113.html
Thông tin về việc bất cập tại dự án 90 Nguyễn Tuân chủ đầu tư là công ty CP Đầu tư Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà 7 (Urinco 7) xây khu tổ hợp nhà cao tầng và biệt thự để bán trên số 3.7 ha đất vàng sau di dời của trụ sở Tổng công ty vận tải (Transerco). Dự án có dấu hiệu phù phép, "lập lờ đánh lận con đen" bằng hình thức "trá hình" chủ trương đầu tư ngay từ khi xin dự án.
Cụ thể, ban đầu cả Transerco, (Urinco 7) và UBND TP Hà Nội đều thống nhất là xây nhà cho cán bộ công nhân viên công ty Transerco.
Việc thực hiện theo chủ trương trên là dự án xây nhà ở xã hội trên đất công ích nên đã bỏ qua được bước đấu giá. Tuy nhiên khi xây xong, giá nhà quá cao (hơn 30 triệu đồng/m2, thậm chí, nhà liền kề có giá lên tới 220 triệu đồng/m2), cán bộ nhân viên kia "làm cả đời" không thể mua được. Dự án lại được trở thành thương mại, bán cho người giàu và phải chăng đó mới là mục đích của những người đứng đầu!.
Những người lãnh đạo các công ty này lại trả lời rằng đây chỉ là dự án "ưu tiên" bán cho nhân viên Transerco mà thôi!
Khu nhà ở 90 Nguyễn Tuân (Thanh Xuân- Hà Nội)
Số công nhân viên không mua được, họ bức xúc phải gửi đơn cầu cứu lên báo chí. Dư luận đặt ra câu hỏi, tại sao dự án lại được thực hiện quá dễ dàng, bỏ qua đấu giá, khi thực hiện xong thì mục đích xã hội không thực hiện được nhưng không có cấp quản lý nào vào cuộc làm rõ vấn đề "đất công ích tại sao không đấu giá"!
Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội: "Chủ trương dự án đã thay đổi rồi" nhưng lại né cung cấp tài liệu chứng minh!
Trước đó, chính quyền UBND quận Thanh Xuân trả lời PV rằng PV cần liên hệ với Sở Tài nguyên Môi trường để nắm được thông tin rõ nhất về vấn đề chuyển đổi mục đích đất không qua đấu giá tại 90 Nguyễn Tuân.
Trụ sở sở Tài nguyên Môi trường TP Hà Nội.
Sau suốt hơn một tháng đợi lịch tại Sở Tài nguyên và Môi trường, ông Phạm Văn Tình (Trưởng phòng Đăng ký thông kê Đất đai) sau nhiều lần thúc giục, hứa hẹn trả lời, ông Tình đã có buổi tiếp PV nhưng từ chối cung cấp tài liệu, né thông tin về chuyển đổi mục đích đất, đề nghị PV không ghi âm và "miễn lý giải"...
Cụ thể:
Khi vào buổi làm việc, ông Tình nói luôn sẽ không cung cấp tài liệu nào liên quan đến dự án, sự việc 90 Nguyễn Tuân. Ông đề nghị PV không được phép ghi âm, chỉ được ghi chép. Khi PV lý giải việc ghi âm là điều kiện cần thiết để khách quan về thông tin cũng như là căn cứ để khi có khiếu nại khiếu kiện đưa tin không chính xác của các đơn vị. Ông Tình gạt đi và trả lời không hợp tác rằng "anh không cần biết!" theo kiểu PV miễn lý giải và có thái độ rất trịch thượng.
Về nội dung trao đổi, suốt buổi làm việc ông Tình chỉ tập trung trả lời dự án trên chủ đầu tư đã thực hiện đúng, đủ, không sai gì, chưa từng bị xử phạt gì về vấn đề môi trường cả.
Trong khi đó, đầu 2019, báo chí dư luận đưa tin gay gắt vấn đề việc thi công không đảm bảo vệ sinh môi trường của Dự án 90 Nguyễn Tuân không chỉ dừng lại ở việc tập kết phế thải, vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định; mà trong quá trình triển khai xây dựng, đơn vị thi công đã để xảy ra tình trạng bùn thải nhầy nhụa tràn lan trên vỉa hè ngõ 90 Nguyễn Tuân, nghiêm trọng hơn lượng bùn thải này còn trôi thẳng xuống cống thoát nước của khu dân cư... Không hiểu lý do gì Urinco 7 của ông Nguyễn Mạnh Thắng "thoát trận" kiểm tra xử phạt của cả quận Thanh Xuân và Sở TNMT Hà Nội.
Vấn đề quan trong nhất báo chí quan tâm là việc chuyển đổi mục đích sử dụng ở đây không qua đấu giá, chủ trương ban đầu là xây nhà ở cho cán bộ nhân viên công ty vận tải nhưng xây xong họ không thể mua được với mức giá "cả đời không mua được" vậy ô đất này có sai khi không đấu giá gây thất thoát vốn Nhà nước. Ông Tình lại đưa một thông tin bất ngờ rằng "chủ trương thực hiện dự án đã được thay đổi rồi, được cơ quan Nhà nước chấp thuận rồi, lâu nay mọi người cứ không hiểu"! PV đề nghị cho xem văn bản chấp thuận thay đổi chủ trương mục đích dự án thì ông này từ chối cung cấp.
Đây là một thông tin vô cùng bất ngờ và chưa được công khai lên truyền thông, dư luận. Tuy nhiên, vị đại diện Sở TNMT Hà Nội lại có phát ngôn như trên trong khi căn cứ tài liệu lại không cung cấp.
Khi PV nêu rằng sẽ đưa đúng thông tin "đã được cơ quan Nhà nước cho điều chỉnh chủ trương" ông đã trả lời trên vào bài viết thì ông lại nói rằng "em đưa như vậy thì cũng chưa chuẩn xác lắm..."
Cung cấp thông tin trên báo chí không phải là "chuyện đùa", mọi cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm trước phát ngôn của mình. Đây lại là lãnh đạo của một phòng, đại diện của một Sở (Tài nguyên và Môi trường) của Hà Nội lại có cách phát ngôn, trả lời báo chí mang tính mập mờ, không rõ ràng, minh bạch, không cởi mở thông tin thậm chí áp đặt. Bởi lẽ, trong suốt quá trình trao đổi, vị này còn "nhắc nhở" PV rằng " em nên tập trung làm về ô nhiễm môi trường, theo dõi C40 ấy, làm cái này làm gì".
Cách trả lời như trên, liệu rằng ông Phạm Văn Tình, Trưởng phòng Đăng ký thống kê Đất đai của Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội có dấu hiệu "né tránh" cung cấp thông tin về những kẽ hở, "sai phạm" có liên quan đến chính trách nhiệm của Sở mình. Tiếp cơ quan báo chí còn vậy, tiếp "dân đen" thì sẽ ra sao?
Không rõ Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường Bùi Duy Cường sau khi giao việc trả lời báo chí cho ông Tình, ông Cường có quán triệt văn hóa tiếp báo chí sao cho chuẩn mực, hài hòa, trên tinh thần ủng hộ lẫn nhau về thông tin hay không? Hay văn hóa chung khi tiếp báo chí của Sở này là như vậy?!
Urinco 7, "bất nhất" trong lời nói và hành động!
Trên website của công ty, ông Nguyễn Mạnh Thắng được giới thiệu với những ngôn từ "có cánh”, từng tốt nghiệp Thạc sĩ kinh doanh, Thạc sĩ luật và bảo vệ thành công Tiến sĩ Luật học.
Ông Thắng còn được mô tả là "từng trải, giàu kinh nghiệm”, "thành công trong lãnh đạo, quản trị công ty, làm ăn chân chính, đúng pháp luật, biết làm giàu cho doanh nghiệp và cá nhân”; "gần gũi cuộc sống, trách nhiệm cao, biết xử lý hài hòa lợi ích tập thể, người lao động, khách hàng và đạo lý đối với xã hội”.
Tại website này cũng nêu rõ bài viết của ông Nguyễn Mạnh Thắng (Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7) về chủ đề Báo chí và doanh nghiệp đồng hành vì đất nước và người dân như sau: "Sự khuất tất trong làm ăn, vi phạm pháp luật thì không ai bảo vệ được mình. Bởi vậy mở rộng giao lưu với báo chí, chúng tôi càng thấy rõ trách nhiệm làm việc tốt hơn, chỉn chu hơn trong cuộc sống, chỉ đạo sản xuất, kinh doanh đúng pháp luật, phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Mối quan hệ giữa nhà báo và doanh nghiệp mãi là cuộc giao lưu chân thành, thẳng thắn, không vụ lợi giữa những người tiên phong, tôn trọng nhau trong thời kỳ mới."
Ông Nguyễn Mạnh Thắng-Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty đồng thời cũng là người đại diện theo pháp luật của Urinco 7.
Thế nhưng, lời nói của vị chủ tịch công ty Urinco 7 ở trên có vẻ không đồng nhất với hành động. Bởi lẽ, nhằm có thông tin khách quan, PV đã đến trụ sở công ty chủ đầu tư dự án 90 Nguyên Tuân (Tầng 3 khu nhà ở này) để đặt lịch làm việc kèm nội dung câu hỏi rất rõ ràng tuy nhiên gần 2 tháng trôi qua, công ty vẫn im lặng không trả lời , bỏ mặc quyền lợi của số cán bộ công nhân viên đã làm "bình phong" để công ty thực hiện dự án một cách dễ dàng kia!
Chính nội dung làm việc gửi công ty của báo chí là nhằm làm rõ có sự "khuất tất" mập mờ nào không trong thực hiện dự án 90 Nguyễn Tuân mà dư luận bấy lâu nay quan tâm, nhưng Urinco 7 và ông Nguyễn Mạnh Thắng chỉ "im lặng". Khác hoàn toàn với câu nói "Sự khuất tất trong làm ăn, vi phạm pháp luật thì không ai bảo vệ được mình" PV vừa trích lời ông Thắng ở trên.
Dư luận càng đặt ra nhiều câu hỏi, liệu rằng có lợi ích nhóm nào ở đây khiến mọi thông tin đều được "bưng bít"?
Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin!
Năm 2012, Luật Thủ đô ban hành, quy định rất rõ: "Quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp…, được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch”.
Mặc khác, điều 118 – Luật đất đai 2013 nêu rõ 1 trong những trường hợp phải thực hiện đấu giá đó là: "Giao đất, cho thuê đất đối với đất Nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước”.
Tuy nhiên, tại Hà Nội, rất nhiều dự án chung cư cao tầng chỉ nhăm nhe chờ cơ hội các nhà máy xí nghiệp di dời để chiếm quỹ đất vàng xây nhà cao tầng để mục đích thương mại. Điều này gây áp lực hạ tầng, phá vỡ quy hoạch ở nhiều khu vực nội thành, đặc biệt phải kể đến chính địa bàn Quận Thanh Xuân, tuyến đường Nguyễn Tuân hay Lê Văn Lương vừa được thanh tra bộ Xây dựng vạch ra loạt sai phạm mới đây....
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.