moitruongplus Dự án xây dựng trường Mầm non khu trung tâm xã Hợp Tiến (Mỹ Đức, Hà Nội) có trị giá hơn 40 tỷ đồng từ nguồn ngân sách, bị nghi ngờ sử dụng đất "lậu” để san lấp mặt bằng, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Theo tìm hiểu, dự án xây dựng trường Mầm non khu trung tâm xã Hợp Tiến, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội do UBND huyện Mỹ Đức làm chủ đầu tư; Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Mỹ Đức là đại diện chủ đầu. Dự án có tổng vốn đầu tư 40.255.179.000 đồng. Đơn vị thi công là liên danh nhà thầu giữa: Công ty Cổ phần đầu tư phát triển đô thị Xuân Hòa - Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Phú Cường - Công ty TNHH kỹ thuật và đầu tư phát triển Việt Nam (sau đây viết tắt là Liên danh nhà thầu). Trong đó, Công ty Cổ phần đầu tư phát triển đô thị Xuân Hòa (có địa chỉ đăng ký tại số nhà 4b, ngách 5/78, tổ 24, P. Nghĩa Đô, Q. Cầu Giấy) là Liên danh chính.


Đoạn đường dẫn của dự án nối với đường 21b có rất nhiều đất, đá rơi vãi gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

Theo ghi nhận thực tế của PV tại công trường, hiện tại việc san lấp đã gần hoàn thiện, nhưng do thời gian gần đây các mỏ đất trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đang tạm thời bị đóng cửa nên việc san lấp cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, ngay lối vào dự án giáp đường 21b, lượng đất, đá rơi vãi vẫn còn khá nhiều, khi các phương tiện đi lại, bụi đất bay mù mịt, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân.

Đáng nói, bên trong dự án có những hố sâu với lượng nước ngập đến cả mét, nhưng đơn vị thi công không sử dụng bất kỳ rào chắn, hay căng dây cảnh báo khiến cho rất nhiều người lo ngại về sự mất an toàn của công nhân và của người dân, đặc biệt là trẻ con không may chơi đùa gần đây.


Đoạn đường đất dài hơn 100m phía trong dự án.

Từ đường 21b vào đến dự án là một đoạn đường dẫn dài khoảng hơn 100m với phần đất mới hoàn toàn, chỉ cần một cơn mưa nhỏ cũng có thể gây nên tình trạng lầy lội, trơn trượt, ảnh hưởng đến việc đi lại của rất nhiều hộ dân sinh sống ở phía trong dự án. Tiếp đó là hệ thống tường bao quanh dự án có chỗ hở chân tường nhìn rất rõ, nguy cơ xảy ra tình trạng sụt, nứt tường nếu không được gia cố sớm.

Tại thời điểm PV ghi nhận, có khoảng 5 công nhân đang thi công, tuy nhiên họ không hề sử dụng bất kỳ đồ bảo hộ lao động nào để làm việc theo quy định về an toàn lao động.


Các công nhân khi thi công không sử dụng bất kỳ đồ bảo hộ lao động theo quy định về an toàn lao động.

Theo ông T.V.D - người sống gần khu vực thi công, mặc dù biết dự án sẽ mang lại một ngôi trường tốt cho con cháu trong xã để học tập. Nhưng trong quá trình thi công, các xe tải chở đất có dấu hiệu cơi nới thành thùng chạy với lưu lượng rất lớn gây tiếng ồn, khói bụi làm cho cuộc sống của mọi người bị ảnh hưởng rất nhiều. Chưa kể còn tình trạng dùng xe tự chế (phương tiện đã bị cấm lưu hành – PV) để chở vật liệu vào thi công dự án cũng gây mất an toàn giao thông.

Còn theo bà H.T.C, ngay lối vào dự án giáp đường 21b có tình trạng đất, đá bị rơi vãi ra đường gây bụi bẩn, ô nhiễm môi trường, làm mất an toàn cho người dân khi tham gia giao thông. Người dân cũng có góp ý với đơn vị thi công nhưng không giảm thiểu được là bao.


Những lỗ hổng và kéo dài ở chân đoạn tường bao khiến cho dư luận đặt câu hỏi về chất lượng của công trình.

Để có thông tin khách quan, PV đã có buổi làm việc với ông Vũ Văn Chuyên - Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Mỹ Đức. Sau khi tiếp nhận thông tin, hình ảnh PV cung cấp về sự việc trên, ông Chuyên hứa sẽ cho kiểm tra để có thông tin trả lời cơ quan báo chí. Cũng theo ông Chuyên, dự án này sử dụng đất san lấp là loại K90 và nguồn vốn hỗ trợ là của UBND quận Tây Hồ dành cho huyện Mỹ Đức.

Tuy nhiên, sau khoảng thời gian dài chờ đợi nhưng không thấy ông Vũ Văn Chuyện thực hiện "lời hứa", PV đã chủ động liên hệ qua điện thoại, và được ông Chuyên cho biết: Dự án này không có bất kỳ vấn đề gì sai sót.

Tuy nhiên, khi PV đề cập đến nguồn gốc đất san lấp của dự án lấy tại điểm mỏ nào thì ông Chuyên trả lời rất chung chung là lấy từ Hòa Bình, còn cụ thể ở điểm mỏ nào, có giấy tờ thủ tục đầy đủ hay không thì ông Chuyên thẳng thắn rằng: "Chả biết lấy ở điểm mỏ nào cả".  

Nhưng ngay sau đó, ông Chuyên lại lý giải về nội dung trả lời của mình là: "Cần phải hỏi nhân viên bên dưới mới nắm được, chứ anh là Giám đốc chỉ quản lý chung thôi ?!".


Những hố có lượng nước sâu không được căng dây, để biển cảnh báo an toàn, giống như một "cái bẫy” với người dân.

Một dự án có giá trị đầu tư hơn 40 tỷ đồng từ nguồn ngân sách, nhưng người đứng đầu đơn vị đại diện chủ đầu tư là Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Mỹ Đức lại không nắm rõ về nguồn gốc đất san lấp dự án, đã khiến dư luận phải đặt câu hỏi về chất lượng công trình này.

Để sử dụng hiệu quả và tránh thất thoát nguồn ngân sách, thiết nghĩ các cơ quan chức năng TP Hà Nội và chính quyền huyện Mỹ Đức cần kiểm tra kiểm tra, xác minh làm rõ những bất cập nêu trên tại dự án.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.