moitruongplus Lãnh đạo Tân Hoàng Minh cho biết phải đóng cửa chi nhánh nhằm hạn chế thấp nhất các chi phí, tổn thất về tài chính và dồn tiền trả cho nhà đầu tư trái phiếu.
Nhóm nhà đầu tư liên tục tập trung trước trụ sở tập đoàn Tân Hoàng Minh, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán để đòi quyền lợi. (Ảnh: NĐT cung cấp)
Ngày 29-6, người đại diện theo ủy quyền của tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Hoàng Minh vừa gửi thông báo đến khách hàng về việc sẽ tạm ngừng hoạt động kinh doanh tại các chi nhánh ở TP.HCM và các chi nhánh khác trên cả nước kể từ ngày 1-7.
Quyết định trên xuất phát từ ngày 3/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định hủy bỏ 9 lô trái phiếu từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022 do 3 công ty con thuộc tập đoàn Tân Hoàng Minh phát hành.
Trước đó vào ngày 5-4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an (C03) đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam bị can Đỗ Anh Dũng,Tổng Giám đốc tập đoàn Tân Hoàng Minh và 6 người khác để điều tra về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" liên quan đến các lô trái phiếu.
Theo ông Đỗ Hoàng Minh, sự việc đáng tiếc xảy ra là một rủi ro lớn ngoài dự kiến của tập đoàn và đã tác động tiêu cực đến mọi mặt hoạt động kinh doanh của tập đoàn, cũng như của khách hàng. Để có thể thích ứng trong hoàn cảnh khó khăn này, tập đoàn buộc phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh nhằm hạn chế thấp nhất các chi phí và tổn thất về tài chính. Đồng thời ưu tiên tập trung tối đa nguồn lực cho việc thu xếp tài chính để sớm hoàn trả tiền cho quý khách hàng.
Ngày 22/6, ông Vũ Đình Luyện, Phó Tổng Giám đốc Tân Hoàng Minh, cho biết đến nay số tiền tập đoàn nộp vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) - C03 mở tại Kho bạc Nhà nước là 2.100 tỷ đồng, vượt 20% so với kế hoạch ban đầu.
Tân Hoàng Minh sẽ tiếp tục nỗ lực thực hiện mục tiêu trong tháng 7, thu xếp đạt khoảng 50-60%. Tại một buổi làm việc trước đó, đại diện tập đoàn này khẳng định số tiền không lớn hơn con số 8.500 tỷ đồng. Con số 10.000 tỷ đồng được ghi nhận trên phương tiện truyền thông là không chính xác.
Về đề xuất chi trả cho nhà đầu tư số tiền 2.100 tỷ đồng, tập đoàn cũng cho biết đã đề xuất với C03 để lên phương án trả nhanh nhất cho nhà đầu tư theo tỉ lệ, ngay khi tập đoàn thu xếp được 10% đầu tiên. Tuy nhiên, ông Luyện cho biết dù Tân Hoàng Minh mong muốn chi trả ngay, song chưa nhận được văn bản hướng dẫn cụ thể liên quan đến vấn đề này từ C03.
Ngoài ra, đại diện tập đoàn cho biết vẫn đang tích cực chuyển nhượng các dự án như: Hai dự án ở Phú Quốc, dự án Nguyễn Thị Minh Khai, dự án Việt Tiến và dự án Ngọc Hồi.
Theo đại diện Tân Hoàng Minh, một trong những khó khăn nhất hiện nay là không có sự hiện diện của các lãnh đạo cấp cao của tập đoàn để cùng giải quyết công việc hiện tại, do bị khởi tố, bắt tạm giam./.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.