moitruongplus Dự án KN Paradise nằm trong 46 dự án được UBND tỉnh Khánh Hòa giao đất, không qua đấu giá quyền sử dụng đất. Đây là dự án có nguồn gốc đất quốc phòng với tổng diện tích sử dụng "siêu khủng” gần 800ha.

Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Khánh Hoà vừa ký văn bản số 165/TTr-STNMT-CCQLĐĐ gửi Hội đồng Thẩm định giá đất tỉnh, về phương án giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với dự án khu đô thị nghỉ dưỡng The Lotus Cam Ranh (KN Paradise).

Đây là dự án tọa lạc tại Nam bán đảo Cam Ranh, thuộc phường Cam Nghĩa, TP.Cam Ranh có vị trí " đắc địa” nằm sát bãi biển thuộc địa phận Bãi Dài xinh đẹp cạnh sân bay Cam Ranh và Căn cứ Hải quân vùng IV.


Phối cảnh siêu dự án KN Paradise

Dự án KN Paradise do Công ty TNHH KN Cam Ranh - thành viên Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành làm chủ đầu tư. Theo những thông tin được công bố, tổng nguồn vốn đầu tư dự án là trên 46.371 tỷ đồng. Đây là dự án có diện tích sử dụng đất lớn nhất tỉnh Khánh Hòa từ trước đến nay với tổng diện tích sử dụng đất gần 800ha.

Theo quy hoạch xây dựng, dự án này gồm 3 phân khu chính bao gồm: phân khu sân golf 27 lỗ có diện tích khoảng 90ha; phân khu đô thị có diện tích khoảng 545ha; phân khu nghỉ dưỡng có diện tích khoảng 158 ha.

Phân khu đất ở đô thị sẽ hình thành trên 13.800 căn hộ chung cư, gần 1.000 nhà ở biệt thự, khoảng 8.000 nhà ở liền kề. Đặc biệt, ở phân khu nghỉ dưỡng, ngoài 10.000 căn hộ du lịch, 835 biệt thự nghỉ dưỡng còn có thêm khu casino với khoảng 200 bàn và hơn 2.000 máy trò chơi.

Về nguồn gốc đất ban đầu, trong kế hoạch sử dụng đất 2011 – 2015 của TP Cam Ranh được UBND tỉnh Khánh Hòa xét duyệt vào tháng 12/2013. Tất cả diện tích đất gần 800ha thời điểm đó được quy hoạch là đất quốc phòng.


Dự án KN chào bán tràn lan trên mạng xã hội

Vào tháng 7/2015, Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương cho phép Bộ Quốc phòng phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa thực hiện việc bàn giao diện tích đất quốc phòng không còn nhu cầu sử dụng đất cho địa phương quản lý, sử dụng.

Đến tháng 8/2015, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định thu hồi gần 800 ha đất do Quân chủng Hải quân sử dụng để quản lý và thực hiện các thủ tục về đầu tư đất đai.


Dù chưa được triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng đã được chào bán rầm rộ

Ngày 31/12/2015, dự án Khu đô thị nghỉ dưỡng The Lotus Cam Ranh đã được UBND tỉnh Khánh Hòa đưa vào quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2020.

Đến ngày 31/5/2016, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 dự án Khu đô thị và nghỉ dưỡng The Lotus Cam Ranh.

Đến ngày 14/6/2016 ông Lê Đức Vinh (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh) đã ký văn bản số 1678/ QĐ-UBND về việc giao đất và cho thuê đất để Công ty TNHH KN Cam Ranh thực hiện dự án.

Mục tiêu của dự án là để đầu tư xây dựng: Khu phức hợp nhà ở, biệt thự, resort nghỉ dưỡng, khu chung cư kết hợp thương mại – dịch vụ, trung tâm thương mại, sân golf, kinh doanh Casino.

Vào năm 2020, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đã chỉ đạo các sở ngành rà soát điều chỉnh, bổ sung quyết định giao đất và cho thuê đất ở dự án KN Paradise.


Đường vào nhà máy X52 quân chủng Hải quân và Cảng Quốc tế Cam Ranh nay là cổng KN Paradise.

Có thể thấy, đây là " tiến trình thần tốc” từ lựa chọn nhà đầu tư, thủ tục giao đất, phê duyệt quy hoạch 1/500 cũng như những thủ tục khác mà các nhà đầu tư dự án phải ao ước. Dư luận trong giới đầu tư bất động sản nghi vấn:  phải chăng quỹ đất dự án này thực chất đã được Quân chủng Hải quân bàn giao từ trước nhưng do bị "tuýt còi” nên các thủ tục sau này chỉ là thực hiện lại cho phù hợp quy trình mà thôi?

Theo văn bản của Ban Nội chính Trung ương ngày 04/9/2019, thì ‘siêu dự án’ KN Paradise đang nằm trong 46 dự án, được UBND tỉnh Khánh Hòa, thực hiện giao đất, cho thuê đất, không qua thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, một số dự án nhà ở, không thực hiện đấu giá dự án theo quy định của pháp luật, có dấu hiệu gây thất thoát ngân sách Nhà nước, vi phạm luật hiện hành, việc huy động vốn trái phép, thi công có dấu hiệu lấn biển… cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.