moitruongplus Báo cáo tài chính năm 2020 cho biết, EVN ghi nhận tổng doanh thu 409.802 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 14.480 tỉ đồng, tăng 49% so với năm 2019.
Theo báo cáo về kết quả kinh doanh năm 2020 của EVN, tập đoàn này trải qua một năm với doanh thu, lợi nhuận hợp nhất tăng kỷ lục từ trước đến nay. Phân tích cho thấy, thành công này một phần nhờ các công ty con, công ty trực thuộc đều tăng trưởng dương trong năm 2020.
Theo đó, doanh thu hợp nhất tập đoàn này ghi nhận là 409.802 tỉ đồng, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của EVN 15.316 tỉ đồng, tăng 23%. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 14.480 tỉ đồng, tăng 4.760 tỉ đồng so với năm 2019 (tương đương 49%). Riêng công ty mẹ - EVN ghi nhận khoản lãi sau thuế 1.598 tỉ đồng năm ngoái.
Tỉ suất sinh lời tăng so với 2019, như ROA (tỉ suất sinh lời của tổng tài sản) 2%, tăng 0,63%, ROE (tỉ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu) 6,21%, tăng 1,83%.
Tổng giá trị tài sản hợp nhất EVN đến cuối năm 2020 là 729.452 tỉ đồng, tăng 1,1% so với 2019, trong đó vốn chủ sở hữu 240.195 tỉ đồng (tăng 6%).
Vẫn theo báo cáo, năm 2020, EVN không có khoản đầu tư tài chính nào. Đến 31/12/2020, tổng số vốn EVN đầu tư tại các công ty con là 146.241 tỉ đồng, tăng 4.037 tỉ đồng so với đầu năm. Trong đó, vốn của công ty mẹ tại 9 công ty TNHH MTV 100% là 135.414 tỉ đồng. Vốn tại các công ty cổ phần EVN giữ trên 50% vốn điều lệ là 10.827 tỉ đồng.
Với kết quả này, EVN đóng góp 13.177 tỉ đồng vào ngân sách, trong đó công ty mẹ góp 10.513 tỉ đồng.
Đến cuối năm 2020, tổng công suất lắp đặt nguồn điện đạt 69.300 MW, tăng 14.300 MW so với 2019, trong đó tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo là 17.351 MW, tăng 12.148 MW so với 2019 và chiếm tỉ trọng 25,3%.
Tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống năm 2020 là 247,08 tỉ kWh, tăng gần 3% so với 2019.
Sản lượng điện thương phẩm năm 2020 đạt 216,95 tỉ kWh, tăng hơn 3,4% so với 2019. Trong đó, điện cung cấp cho công nghiệp, xây dựng chiếm tỉ trọng gần 54%; tiêu dùng hơn 33,7%; thương nghiệp và dịch vụ xấp xỉ 4,8%; nông, lâm nghiệp 3,4% và thành phần khác gần 4,2%.
Dù vẫn chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng hầu hết các công ty con của EVN hoạt động hiệu quả, lợi nhuận đạt và vượt kế hoạch. Trong số các công ty con EVN sở hữu 100% vốn thì Tổng công ty Phát điện 2 (GENCO 2) ghi nhận mức lãi sau thuế cao nhất, 2.889 tỉ đồng; kế đến là Tổng công ty Phát điện 1 (GENCO 1) với 1.989 tỉ đồng; Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) cũng ghi nhận lãi 892 tỉ đồng; Tổng công ty điện miền Nam với 806 tỉ đồng...
Tổng lợi nhuận và cổ tức EVN nhận về từ các công ty con là 1.166 tỉ đồng năm 2020.
Cũng trong năm 2020, trong bối cảnh Covid-19 bùng phát, EVN cho biết đã có các mức điều chỉnh với việc giảm giá điện, giảm tiền điện trong 2 đợt với tổng số tiền khoảng 12.300 tỉ đồng (chưa gồm VAT).
Trước đó, năm 2019, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của EVN cũng đạt mức cao gần 12.500 tỉ đồng, tăng 38% so với năm 2018, chủ yếu nhờ giảm lỗ chênh lệch tỉ giá. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ cũng tăng mạnh 49% nhờ ghi nhận khoản "lợi nhuận khác" lên đến gần 3.600 tỉ đồng.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.