moitruongplus Mặc dù đã hết thời hạn các tổ chức, cá nhân phải tháo dỡ, di chuyển toàn bộ tài sản, phương tiện, vật dụng và con người tại ô đất A5/CC1, A5/ĐX thuộc Khu đô thị Nam Trung Yên, nhưng các cửa hàng, gara ô tô "mọc” trên khu đất này vẫn ngang nhiên tồn tại.
Theo quy hoạch, Khu đô thị Nam Trung Yên sẽ là khu đô thị mới hoàn chỉnh, văn minh hiện đại, nằm ở phía Tây Nam thành phố, thuộc các phường Yên Hòa và Trung Hòa, quận Cầu Giấy và phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Tuy nhiên, theo thời gian các công trình của khu đô thị chậm triển khai hoặc chưa triển khai đã trở thành những điểm tối khi khu đất vàng này bị "xẻ thịt” để xây dựng sân bóng, quán ăn, gara ô tô....
Nhiều người dân quanh khu vực này cho hay, những năm qua, các gara ô tô, nơi trông giữ xe ngày đêm, quán ăn... mọc lên san sát, xe cộ đậu đỗ tràn lan ngoài đường, gây mất trật tự đô thị. Đặc biệt tại các điểm này, ít thấy các biện pháp bảo vệ môi trường, an toàn phòng chống cháy nổ trong các gara, bãi đỗ xe… gây bất an cho người dân xung quanh.
Những cửa hàng, gara ô tô "mọc” trên ô đất A5/CC1, A5/ĐX vẫn ngang nhiên tồn tại bất chấp lệnh thu hồi của UBND TP. Hà Nội.
Cố tình "chây ỳ” bàn giao mặt bằng
Được biết, ngày 21/10/2021, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 4526/QĐ-UBND về việc thu hồi 4.401,9m2 đất tại ô đất A5/CC1, A5/ĐX thuộc KĐT Nam Trung Yên, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội quản lý, lập phương án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.
Theo đó, hai ô đất trên do Ban Quản lý các Dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội (nay là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Văn hóa – Xã hội Hà Nội) quản lý theo Quyết định số 4388/QĐ-UB ngày 28/7/2003 của UBND Thành phố. Khu đất được giao Sở Giao thông vận tải Hà Nội tiếp nhận theo văn bản số 3674/UBND-GT ngày 16/5/2011 của UBND Thành phố và giao cho 2 tổ chức thực hiện trông giữ ô tô.
Hiện trạng khu đất đã giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung và đang được một số tổ chức, cá nhân xây dựng nhà khung thép lợp mái tôn sử dụng làm gara sửa chữa và buôn bán ô tô.
Quyết định 4526 nêu rõ, UBND Thành phố giao UBND quận Cầu Giấy thiết lập hồ sơ, chủ trì cùng Sở Giao thông vận tải tiến hành giải tỏa thu hồi lại mặt bằng ô đất A5/CC1, A5/ĐX thuộc KĐT Nam Trung Yên và bàn giao mặt bằng cho Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Nội.
Sở GTVT thông báo cho các tổ chức, cá nhân có công trình trên đất phối hợp bàn giao mặt bằng ô đất A5/CC1, A5/ĐX cho Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội.
Thực hiện quyết định của UBND TP Hà Nội, ngày 4/5/2022, Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội đã ra thông báo tới các đơn vị liên quan phối hợp để tiến hành thu hồi ô đất A5/CC1, A5/ĐX.
Thực hiện quyết định của UBND Thành phố, ngày 4/5/2022, Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội đã ra thông báo số 150/TB-TTPTQĐ gửi các đơn vị liên quan, yêu cầu các tổ chức, cá nhân tháo dỡ, di chuyển toàn bộ tài sản, phương tiện, vật dụng và con người trong khuôn viên diện tích 4.401,9m2 đất tại ô đất A5/CC1, A5/ĐX thuộc KĐT Nam Trung Yên ra ngoài khu đất, trả lại mặt bằng cho Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội. Thời gian thực hiện tháo dỡ, di dời tài sản, phương tiện, vật dụng và con người, trả lại mặt bằng trước ngày 30/5/2022.
Tuy nhiên, đến ngày 31/5/2022, theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, những cửa hàng, gara ô tô "mọc” trên lô đất vàng A5/CC1, A5/ĐX vẫn ngang nhiên tồn tại, chưa có dấu hiệu của việc di dời hay tháo dỡ để thực hiện bàn giao mặt bằng.
Để KĐT Nam Trung Yên phát triển theo quy hoạch, tránh gây lãng phí tài nguyên đất đai của Thành phố, đề nghị Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội cùng cơ quan có thẩm quyền UBND quận Cầu Giấy, Công an quận Cầu Giấy xem xét xử lý các tổ chức, cá nhân không chấp hành việc di dời theo quy định của pháp luật.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.