moitruongplus Liên quan đến việc người dân chặn đường vào KCN Tằng Lỏong do bức xúc vì sự cố môi trường tại đây, UBND tỉnh Lào Cai đã tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân ban đầu.
Công ty Cổ phần DAP số 2 - Vinachem là "thủ phạm"
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà soát, phân tích, đánh giá của đoàn kiểm tra liên ngành, UBND tỉnh Lào Cai thông báo nguyên nhân ban đầu như sau: Trong quá trình hoạt động sản xuất tại Nhà máy Sản xuất DAP số 2 - Vinachem, vào thời điểm ca sáng ngày 24/5/2022 đã phát hiện sự bất thường.
Xưởng SA (xưởng sản xuất axit sunfuric) có dao động về chỉ số công nghệ, nhưng công nhân trực ca đã phát hiện chậm dẫn đến hệ thống chuyển hóa và hấp thu khí chưa triệt để làm tăng lưu lượng khí thải xưởng SA ra môi trường. Sau khi phát hiện sự cố, công nhân trực ca đã điều chỉnh đưa dây truyền sản xuất về trạng thái vận hành bình thường.
Để khắc phục sự cố, UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo: UBND huyện Bảo Thắng khẩn trương hoàn thành công tác rà soát, thống kê các thiệt hại của các hộ dân bị ảnh hưởng đảm bảo quyền lợi của các hộ dân bị ảnh hưởng theo quy định.
Yêu cầu Công ty Cổ phần DAP số 2 - Vinachem chủ động phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức rà soát, xác định cụ thể mức độ thiệt hại để có phương án đảm bảo quyền lợi cho dân bị ảnh hưởng theo quy định. Nghiêm túc tổ chức rà soát, đánh giá cụ thể nguyên nhân sự cố, cam kết không để tái diễn sự cố tương tự.
Văn bản thông báo của UBND tỉnh Lào Cai về nguyên nhân gây sự cố môi trường tại Khu Công nghiệp Tằng Lỏong, huyện Bảo Thắng trong mấy ngày qua.
Trước đó, ngay sau khi có phản ánh của người dân về việc xảy ra sự cố môi trường vào ngày 24/5/2022 tại xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Văn bản số 2268/UBND-KT ngày 26/5 giao các sở, ban, ngành tỉnh và địa phương liên quan xử lý sự cố cây trồng bị táp lá tại xã Phú Nhuận.
Tại văn bản này, Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND huyện Bảo Thắng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan gồm: UBND xã Phú Nhuận, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh, Đồn Công an Khu Công nghiệp Tằng Loỏng thành lập đoàn triển khai kiểm đếm cây trồng bị táp lá tại xã Phú Nhuận, đảm bảo chính xác đầy đủ. Bắt đầu thực hiện từ ngày 26/5/2022 và báo cáo UBND tỉnh kết quả trong ngày 28/5/2022.
Đồng thời giao Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh chủ trì, phối hợp với với các ngành liên quan và chính quyền địa phương xác minh, làm rõ nguyên nhân cây trồng bị táp lá tại xã Phú Nhuận; báo cáo UBND tỉnh.
Còn theo báo cáo nhanh của các cơ quan chức năng tại thời điểm ngày 24/5/2022, qua đường dây nóng, Sở Tài nguyên và Môi trường nhận được thông tin phản ánh của nhân dân về việc các loại cây trồng bị cháy, táp lá tại thôn Phú Hà 1, xã Phú Nhuận.
Cụ thể, khoảng 11 giờ 30 phút ngày 24/5/2022, một số hộ dân tại thôn Phú Hà 1 thấy xuất hiện luồng khí mầu trắng từ hướng các nhà máy sản xuất trong Khu Công nghiệp Tằng Loỏng tạt qua có mùi khét gây khó chịu, khó thở; đến đầu giờ chiều phát hiện các loại cây trồng bị cháy, táp lá.
Đoàn công tác của chính quyền địa phương đã ghi nhận các ý kiến phản ánh của người dân và xác định sơ bộ diện tích bị ảnh hưởng khoảng 60 ha với trên 60 hộ dân; một số cây bị ảnh hưởng gồm: Rau màu, quế, bồ đề, sắn, ngô.
Ngay trong ngày 25/5/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh cùng chính quyền địa phương và Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Lào Cai tổ chức khảo sát hiện trạng.
Qua khảo sát, bước đầu xác định hiện tượng cây trồng bị cháy táp lá xuất hiện theo vệt từ khu vực Nhà máy Tuyển quặng Apatít Tằng Loỏng, giáp xưởng sản xuất SA của Nhà máy Sản xuất DAP số 2 - Vinachem, kéo dài sang khu vực nhà máy sản xuất tấm nhựa của Công ty Công ty Tân Hưng Thịnh và đến khu vực thôn Phú Hà 1.
Cũng ngay trong sáng ngày 25/5/2022, UBND xã Phú Nhuận đã chủ trì, phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Thắng mời các hộ dân bị ảnh hưởng (khoảng 80 người) đến nhà văn hóa thôn Phú Hà 1 để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Qua nắm bắt cho thấy, một số hộ dân rất bức xúc đối với vụ việc này nhưng chưa có biểu hiện mất an ninh trật tự.
Trong ngày 26/5/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan làm việc với một số doanh nghiệp (Nhà máy Sản xuất supe lân của Công ty TNHH MTV Supe lân Apromaco Lào Cai; Nhà máy Sản xuất axit, phân bón của Công ty TNHH MTV Hóa chất Đức Giang Lào Cai) để kiểm tra hiện trạng và thu thập số liệu.
Theo số liệu thống kê thì tính đến ngày 30/5/2022 đã có 339ha cây trồng của 289 hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên các ảnh hưởng tới sức khỏe người dân và đất đai, nguồn nước xung quanh chưa được đề cập trong báo cáo.
Gây sự cố môi trường nhiều năm
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Thanh tra, từ năm 2015 đến nay, Công ty Cổ phần DAP số 2 - Vinachem đã nhiều lần bị UBND tỉnh Lào Cai xử phạt về các hành vi liên quan đến việc gây sự cố ảnh hưởng đến môi trường.
Năm 2015, UBND tỉnh Lào Cai có Quyết định số 2460/QĐ - UBND xử phạt hành chính 400 triệu đồng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Cổ phần DAP số 2 - Vinachem có Nhà máy Sản xuất phân bón tổng hợp tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng nằm trên địa phận huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Trong năm 2016, doanh nghiệp này tiếp tục có hành vi xả nước thải ra môi trường có độ PH vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải cho phép và bị UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 2927 ngày 7/9/2016 xử phạt hành chính 260 triệu đồng.
Đến tháng 3/2017, Công ty Cổ phần DAP số 2 tiếp tục để xảy ra sự cố bục đường ống bơm hồi lưu nước thải bãi thải gyps (nước thải có chứa a xít) đổ vào suối Ngòi Trát làm chết cá của nhiều hộ tại xã Xuân Giao (huyện Bảo Thắng). Trong sự cố này, Công ty Cổ phần DAP số 2 bị UBND tỉnh Lào Cai phạt 300 triệu đồng.
Đến ngày 9/01/2018 UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 79/QĐ-UBND xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Cổ phần DAP số 2 – Vinachem đã thực hiện các hành vi vi phạm hành chính: Gây sự cố môi trường (để vỡ đập bãi thải gyps chảy ra môi trường với số lượng nước thải 45.264 m3); không thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung và yêu cầu trong kết luận kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài số tiền phạt 560 triệu đồng, UBND tỉnh yêu cầu Công ty Cổ phần DAP số 2 - Vinachem nộp tiền phí nước thải công nghiệp đối với khối lượng 45.264 m3 do đã chảy tràn ra ngoài môi trường sau khi có thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường (với số tiền là 122.500.000 đồng); chi trả kinh phí bồi thường thiệt hại cho người dân và các đơn vị tham gia hỗ trợ ứng cứu sự cố vỡ đập bãi thải gyps của Công ty Cổ phần DAP số 2- Vinachem theo quy định.
Đến tháng 7/2018, Công ty Cổ phần DAP số 2 - Vinachem tiếp tục vi phạm hành chính về hành vi không vận hành đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường tại bãi gyps, có hiện tượng rò rỉ nước thải ra môi trường, nguy cơ gây vỡ đập khi trời mưa to hoặc kéo dài để xảy ra sự cố môi trường và bị UBND tỉnh Lào Cai xử phạt 150 triệu đồng.
Vậy với việc một doanh nghiệp liên tiếp gây ra các sự cố môi trường trong nhiều năm như thế thì các cơ quan chức năng phải có các biện pháp cứng rắn để xử lý dứt điểm các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo đúng tinh thần thông điệp về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường mà Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh trước đó: "Không đánh đổi môi trường để lấy kinh tế đã nói rồi nhưng bổ sung thành không đánh đổi môi trường, văn hóa và văn minh xã hội lấy kinh tế”./.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.