moitruongplus Tại thôn Tân Trào, xã Nam Hưng (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) tồn tại 3 bãi tập kết VLXD nằm sát đê biển số 6, hoạt động "ngoài vòng pháp luật” làm sụt lún, phá nát đường đê, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống sinh hoạt của người

Theo tìm hiểu, hiện trên địa bàn xã Nam Hưng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình tồn tại 3 bãi tập kết nguyên vật liệu xây dựng (VLXD) nằm sát bờ đê số 6 (đê PAM) thuộc thôn Tân Trào (cạnh cống Khổng) hàng ngày có hàng trăm lượt xe tải cỡ lớn hoạt động chở cát đá, VLXD quá tải phá nát đường đê, gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn đối với người và phương tiện lưu thông qua khu vực.


3 bãi tập kết VLXD rộng hàng chục nghìn m2 mà không có bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào quản lý, gây nguy có thất thu nguồn ngân sách Nhà nước.

Có mặt tại khu vực này, PV ghi nhận, ngay sát bờ đê số 6 thuộc thôn Tân Trào xã Nam Hưng là 3 bãi tập kết VLXD nằm sát nhau. Mỗi bãi rộng đến hàng nghìn m2 chất đầy các loại như cát vàng, cát đen, cát san nấp, đá dăm… Trên mỗi bãi đều được xây dựng các công trình kiên cố như nhà điều hành, kho chứa xi măng, thiết bị máy móc, máy xúc, máy cẩu. Tại thời điểm PV ghi nhận có hàng chục lượt xe tải chở đầy cát đá nhưng không được che chắn, khiến bụi bủa vây khắp nơi.

3 bãi vật liệu này đều được đấu nối với đê biển số 6 (đê PAM) được xây dựng kiên cố. Lần theo đoạn đường đê từ khu vực đấu nối của 3 bãi vật liệu trên đến xã Nam Hồng và xã Nam Phú, cả một đoạn đê dài đã bị băm nát bởi các lượt xe quá tải hoạt động liên tục. Không những thế, 3 bãi này còn nằm ngay cạnh cống Khổng, cống thoát nước chống ngập cho cả vùng phía Nam của huyện Tiền Hải, phía ngoài lòng cống xuất hiện dòng nước đen ngòm, nổi đầy váng dầu thải chảy ra từ các tàu chở vật liệu xây dựng khiến nguồn nước nơi đây bị ô nhiễm nghiêm trọng.


Cát bụi bay phủ đầy đường, mặt đê bị "băm nát” bởi các xe tải trọng lớn chở VLXD ra vào các bến bãi.

Chia sẻ với chúng tôi, ông T.V.B, sống gần các bãi tập kết cho biết, nhà tôi ở thôn quê mà suốt ngày phải đóng kín cửa, vì quá nhiều khói bụi từ các xe tải chở vật liệu đi lại, cát bụi từ các bãi tập kết bay vào nhà. Chú xem đó, những đống cát tập kết cao như núi thế kia mà không được che chắn nên mỗi khi có gió, cát bay mù mịt ra đường và bay đầy vào nhà chúng tôi. Chưa kể suốt ngày hàng mấy chục lượt xe tải ra vào các bến bãi này để chở vật liệu khiến khói bụi mịt mù, khiến các hộ dân chúng tôi luôn trong tình trạng "cửa đóng then cài”!

Bà N.T.H – người dân thôn Tân Trào bức xúc cho biết, ngày nắng thì khói bụi mù mịt, ngày mưa thì nước thải từ vật liệu chảy ra khiến con đường đi trơn trượt, rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Dân chúng tôi suốt ngày phải hít không khí ô nhiễm mà không biết kêu ai.

Để có thêm thông tin về hồ sơ pháp lý liên quan đến công tác chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, cũng như giấy phép hoạt động của các bãi tập kết này, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã liên hệ với chính quyền xã Nam Hưng. Qua trao đổi, ông Trần Văn Kim – Công chức địa chính xã Nam Hưng, cho biết: Hiện 3 bãi tập kết trên của các ông/bà là ông Phan Duy Hưng, bà Trần Thị Bích Ngọc và ông Trần Văn Luận. Trước đây, xuất phát từ nhu cầu của người dân địa phương, khu vực này gần cửa sông Hồng, nên cho người ta thuê làm bến bãi đó để trung chuyển cát và VLXD phục vụ nhu cầu của người dân địa phương. Nhưng theo quy định pháp luật, xã không có quyền cho thuê nữa, chúng tôi đã thanh lý hợp đồng cho thuê từ 3-4 năm trước, hiện xã chỉ quản lý hành chính, người dân tự kinh doanh ?!


Váng dầu thải nổi lênh láng mặt sông, gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu của người dân địa phương.

Ông Trần Văn Bạo - Phó Chủ tịch UBND xã Nam Hưng cho biết, hiện mặt bằng thuê đất có rồi, 3 chủ bến có trình địa phương, địa phương đã trình lên cấp trên phê duyệt quy hoạch vào vùng kinh doanh VLXD. Hồ sơ giấy tờ liên quan đến 3 bãi này UBND xã đang trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do tỉnh quy hoạch thuộc vùng kinh tế Thái Bình, nằm trong quy hoạch của địa phương.

Khi PV đề cập đến vấn đề 3 bãi tập kết này hoạt động gây ô nhiễm môi trường, xe tải chạy phá nát đường đê, gây sụt lún đê, bãi cát không có bạt che phủ khiến cát bụi bay hết ra đường, bay cả vào nhà dân, ảnh hưởng đến đời sống dân cư… ông Bạo khẳng định, về quy trình các bước, các bãi này làm là chưa đủ điều kiện, những tồn tại như PV phản ánh là có.

Vị Phó Chủ tịch xã khẳng định hoạt động của các bến bãi tồn tại nhiều bất cập như vậy, nhưng không hiểu sao, chính quyền xã Nam Hưng không đưa ra biện pháp ngăn chặn, xử lý mà lại "chấp bút” trình lên cấp trên phê duyệt quy hoạch 3 bãi trên vào vùng kinh doanh VLXD của xã!?

Việc các bãi tập kết VLXD ngang nhiên hoạt động trong thời gian dài để "chờ” hoàn thiện thủ tục, mà không có sự quản lý, giám sát của các cấp có thẩm quyền đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân. Đặc biệt, việc các bãi này hoạt động "ngoài vòng pháp luật” chỉ làm các cá nhân, tổ chức hưởng lợi bất chính từ việc sử dụng quỹ đất trên, còn ngân sách nhà nước sẽ bị thất thu. Để thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường, chúng tôi đề nghị UBND huyện Tiền Hải và các lực lượng chức năng liên quan sớm vào cuộc, có biện pháp xử lý nghiêm những hoạt động của các bãi tập kết trên, sớm trả lại môi trường sống trong lành cho người dân địa phương.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.