moitruongplus Việc chủ đầu tư ngang nhiên xây dựng nhà cửa, hồ bơi trái phép trên đất nông nghiệp rồi bắt đầu kinh doanh, hoạt động du lịch từ đầu năm 2021 nhưng lại không bị xử lý, cho đến khi báo chí phản ánh thì chính quyền địa phương mới kiểm tra.
Công trình xây dựng trái phép được vinh dự đưa vào "Cẩm nang du lịch Gia Lai”?
Ngày 13/5, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đăng tải bài viết "Gia Lai: Ai cho phép Farmstay Sâm Phát IaLy xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp?” phản ánh tình trạng dù chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp phép xây dựng… nhưng Farmstay Sâm Phát IaLy (thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh) vẫn ngang nhiên xây dựng nhà cửa, hồ bơi trái phép trên đất nông nghiệp, thậm chí còn thu tiền vào cổng.
Sau khi báo chí phản ánh đến ngày 14/5, UBND thị trấn Ia Ly mới tiến hành lập biên bản kiểm tra.
Trước đó, khi làm việc với PV MT&ĐT ngày 11/5, ông Rơ Châm Vân - Chủ tịch UBND thị trấn Ia Ly cho biết: Chủ Farmstay này là ông Nguyễn Chất Sâm và khu vực Farmstay của ông Sâm có diện tích khoảng 11 ha đều là đất nông nghiệp. Ngoài diện tích trồng cây ăn trái thì tất cả những công trình, hạng mục được xây dựng đều trái phép vì làm trên đất nông nghiệp. Năm 2020, UBND thị trấn có mời ông Sâm lên làm việc để làm thủ tục đăng ký biến động đất đai, nhưng ông Sâm trả lời "Chủ tịch cũ đã lo xong thủ tục hết rồi”, nhưng khi kiểm tra lại thì chưa có bất cứ thủ tục nào được cấp phép.
Từ khi nào công trình xây dựng trái phép lại được xuất hiện trong "Cẩm nang du lịch Gia Lai”?
Tuy nhiên, mới đây trong cuốn "Cẩm nang du lịch Gia Lai” được phát hành, tại trang số 45 của cuốn cẩm nang này, công trình xây dựng trái phép trên được quảng cáo với dòng chữ "Farmstay Sâm Phát Ialy Một điểm đến đầy hấp dẫn” được quảng cáo nhiều nội dung "…Với khuôn viên rất chill, tổng diện tích 15ha với các hạng mục như: nhà homestay, bể bơi, phòng ăn, khu vườn cây ăn trái, hồ câu cá… được bao phủ núi, với những cỏ cây, hoa lá, vườn trái cây cho bạn như cảm giác bình yên đến lạ…”. Việc các công trình nhà cửa, hồ bơi tại Farmstay Sâm Phát Ialy được cơ quan chức năng huyện Chư Păh xác định là xây dựng trái phép nhưng không hiểu vì lý do gì nơi đây lại được "ung dung” xuất hiện và quảng bá trên cuốn "Cẩm nang du lịch Gia Lai”?
Nhân viên tại đây sẽ thu tiền vào cổng với giá 20.000 đồng/người.
Quả bóng trách nhiệm!
Trong buổi làm việc với PV ngày 11/5 tại UBND thị trấn Ia Ly, khi PV đặt câu hỏi rằng tại sao khi xác định Farmstay Sâm Phát Ia Ly xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp thì chính quyền địa phương lại không xử phạt, ông Rơ Châm Vân - Chủ tịch UBND thị trấn cho biết: "Nếu có xử lý thì thẩm quyền thuộc UBND huyện, chứ nói thật, xã có xử lý thì chỉ dưới 5 triệu đồng thì cũng chỉ là lập biên bản, báo cáo thôi”.
Khu vực hồ bơi không thấy bóng dáng lực lượng cứu hộ hay giám sát khi mà đa phần người bơi tại đây là các em nhỏ tuổi, nếu xảy ra vấn đề gì thì ai sẽ chịu trách nhiệm?
Trao đổi với PV ông Lê Xuân Dũng - Trưởng phòng TN&MT huyện Chư Păh cho biết: Sau khi nhận được thông tin, ngày 14/5 Thị trấn đã lập biên bản đình chỉ tất cả hoạt động xây dựng, kinh doanh đối với Farmstay Sâm Phát Ia Ly, ngoài ra Huyện đã có văn bản yêu cầu Thị trấn kiểm tra, xử lý theo quy định. Thẩm quyền phát hiện, kiểm tra và lập hồ sơ xử phạt ban đầu thuộc về UBND thị trấn Ia Ly. Vì theo quy trình, nếu như việc xử lý vượt quá thẩm quyền thì phải báo lên Huyện, còn Huyện vượt quá thẩm quyền thì báo lên tỉnh vì đã phân cấp quản lý. Hiện tại, chính quyền thị trấn chưa thông báo hay đề xuất xử phạt lên cấp trên.
Bên trong khuôn viên Farmstay Sâm Phát Ia Ly.
Vậy trách nhiệm của chính quyền địa phương đến đâu khi có dấu hiệu của sự buông lỏng quản lý hành chính khi không xử lý sai phạm tại đây ngay từ đầu. Đến khi phát hiện sự việc thì không có biện pháp xử phạt nào, dẫn đến chủ cơ sở này xây dựng hoàn thiện và bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Việc Farmstay Sâm Phát Ia Ly xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp đã rõ, vậy cơ quan chức năng huyện Chư Păh sẽ xử lý vấn đề này như thế nào?
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.