moitruongplus Những năm gần đây Ba Vì luôn là điểm nóng về bất động sản, đặc biệt là tình trạng sai phạm trong công tác quản lý đất đai.

Những ngôi nhà ở kiên cố, hàng loạt biệt thự nguy nga tráng lệ, resort được xây dựng trên đất Nông trường Việt Mông thuộc thôn Việt Hoà (xã Vân Hoà, huyện Ba Vì, TP Hà Nội) là một ví dụ điển hình.

Đất nông trường bị "xà xẻo”, biệt thự nghỉ dưỡng mọc lên

Cụ thể, theo thông tin của người dân tại thôn Việt Hoà (xã Vân Hoà, huyện Ba Vì, TP Hà Nội) trên địa bàn đang tồn tại nhiều căn biệt thự được xây dựng và hoạt động trái với Luật xây dựng và Luật đất đai. Nhiều cá nhân còn tự ý san gạt đất đồi và có dấu hiệu phân lô bán nền. Đáng chú ý, phần lớn các sai phạm đều nằm trên đất Nông trường Việt Mông.




Biệt thự 2, 3 tầng rộng hàng trăm mét vuông nằm trên đất Nông trường Việt Mông

Người dân cho biết, sau khi giải thể, Nông trường Việt Mông đã giao khoán đất cho cho các cán bộ nhân viên của nông trường. Trong mỗi mảnh đất giao khoán thì có 300m đất thổ cư, còn lại là đất sản xuất.

Theo bản đồ quốc gia, quả đồi 91 thuộc Nông trường Việt Mông nằm trên địa bàn xã Vân Hoà (huyện Ba Vì) và xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây). Đồi 91 vốn được phủ xanh, tầm nhìn ra hồ rất đẹp và thoáng thì nay đã bị "xà xẻo”, khai thác và san gạt thành bãi đất trống, có dấu hiệu chia tách thành từng lô.

Bên cạnh đó, nằm ngay sát lòng hồ 91 gần mặt đường tỉnh lộ 84 là hai công trình xây dựng kiên cố dạng biệt thự với quy mô hàng trăm mét vuông đang được xây dựng dang dở.

Cách đó khoảng 1km ngay mặt đường tỉnh lộ 84, trên một mảnh đất được nông trường giao khoán mà có hai công trình với diện tích mỗi công trình lên đến hàng trăm mét cũng đang được xây dựng.


Khu nghỉ dưỡng Rubic Home 4000m được xây dựng và hoạt động không phép

Người dân cũng cho biết, ngoài các công trình riêng lẻ trên, ngay cạnh UBND xã Vân Hoà là khu nghỉ dưỡng Rubic Homestay cũng đã xây dựng và hoạt động không phép.

Theo quan sát của phóng viên và quảng cáo trên page Facebook, Rubic Home là khu nghỉ dưỡng đa sắc vừa khai trương nằm trên đồi, view ra cánh đồng rộng lớn. Khu nghỉ dưỡng có 4 dãy nhà hiện đại, diện tích lên đến 4000m2 có sức chứa 60 người với các loại phòng. Nơi đây có cả căn villa cho khách gia đình, khách tập thể, khách đôi... giá mỗi phòng lên đến vài triệu một ngày. Bên cạnh đó, khu nghỉ dưỡng Rubic Home có cả bể bơi, sân cỏ để phục vụ các hoạt động như đốt lửa trại và nấu nướng ngoài trời.

Không chỉ xây dựng và hoạt động không phép, khu nghỉ dưỡng Rubic Home  còn "mượn" đất của sân bóng Vân Hoà để mở đường đi cho du khách đến tham quan và nghỉ dưỡng.

Thừa nhận sai phạm!

Sau khi nắm bắt thông tin, phóng viên đã liên hệ với ông Nguyễn Phi Long - Chủ tịch UBND xã Vân Hoà.

Trao đổi với phóng viên Môi trường và Đô thị, ông Nguyễn Phi Long cho biết: "Cả ba công trình xây dựng nói trên đều thuộc đất Nông trường Việt Mông. Các công trình đều được xây dựng không phép nhưng do anh Tuệ (nguyên Chủ tịch UBND xã Vân Hoà) và anh Uớc (Phó Chủ tịch UBND xã) không quyết liệt, không đình chỉ ngay từ đầu. UBND huyện đã thành lập đoàn Thanh tra để thanh tra về việc này nhưng do dịch nên đến giờ vẫn chưa có kết luận gì của Thanh tra".


Một trong hai công trình nằm trong cùng một mảnh đất nông trường được giao khoán ngay mặt đường 
 tỉnh lộ 84

Theo ông Long, Nông trường Việt Mông được giải thể từ năm 2008 nhưng đất được giao khoán cho công nhân từ những năm chín mấy. Khi Nông trường giải thể, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho phép nông trường giao khoán đất cho cán bộ nông, lâm trường. Để đảm bảo quyền lợi và an sinh xã hội, trong hợp đồng giao khoán có 300m đất xây dựng chứ không phải đất thổ cư. Thế nhưng giai đoạn trước dân còn nghèo nên đã làm nhà tạm để ở, sau họ mới phát triển và xây dựng thêm. Đến nay tất cả toàn bộ diện tích đất vẫn là đất nông trường, chưa một ai được chuyển đổi.

"Năm 2017, Sở Tài nguyên & Môi trường TP Hà Nội đã có văn bản việc giao đất của Nông trường Việt Mông trái với quy định của Luật đất đai. Bám sát vào văn bản đó thành phố và huyện không cho họ xây dựng công trình nhà to nhưng vì an sinh xã hội nên cũng có những thời điểm, giai đoạn có tạo điều kiện cho người dân". – Ông Long cho biết.




Một phần của đồi 91 bị san gạt và có dấu phân lô

Về hồ sơ của các công trình sai phạm, ông Long cho biết, mình vừa nhận cương vị mới và đoàn Thanh tra của huyện đã lưu lại toàn bộ hồ sơ giấy tờ liên quan nên không nắm được, kể cả người đứng tên của các công trình. Ông chỉ biết các công trình vi phạm được xây dựng khoảng cuối năm 2020, đầu năm 2021.

Còn đối với khu nghỉ dưỡng Rubic Home ông Long cho biết: "Lúc họ xây dựng, đồng chí Tuệ là Chủ tịch, đồng chí Uớc là Phó Chủ tịch. Khi đó họ có đến nói chuyện và báo cáo với đồng chí Tuệ, đồng chí Ước là xây dựng để ở. Sau đó anh Tuệ cũng xin nghỉ. Con đường họ mở đi qua sân bóng là "mượn" để làm lối đi".

Rõ ràng tình trạng xây dựng trái phép, sử dụng đất sai mục đích đã tồn tại từ nhiệm kỳ của Chủ tịch trước tới nay, Chủ tịch UBND xã Vân Hòa hiện tại cũng biết rõ thực trạng này.

Vậy đến bao giờ chính quyền địa phương mới dứt điểm xử lý sai phạm theo đúng chức trách, nhiệm vụ?

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.