moitruongplus Tổ chức thi công xây dựng công trình sai với giấy phép, CTCP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn bị xử phạt 40 triệu đồng. Tuy nhiên đã gần 2 năm trôi qua, Cty này không xin điều chỉnh GPXD cũng như không khắc phục hậu quả.

Mặc dù vậy, UBND TP Vinh vẫn để sai phạm đó nghiễm nhiên tồn tại, trong khi hàng trăm căn hộ tại dự án này dính "vướng mắc” không được cấp bìa khiến cư dân kéo băng rôn biểu tình, phản đối trong thời gian vừa qua.

Chậm tiến độ, liên tục vi phạm trật tự xây dựng

Dự án Toà nhà dịch vụ thương mại, căn hộ cao cấp, nhà ở tại số 72 Lê Lợi, phường Hưng Bình, TP Vinh do CTCP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn (gọi tắt là Cty Bảo Sơn) làm chủ đầu tư được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tại quyết định số 1720 ngày 20/04/2016.


Cư dân chung cư Bảo Sơn 72 Lê Lợi lại tiếp tục căng băng rôn đòi quyền lợi: "Trả sổ đỏ cho dân, trả lại lối đi cho cư dân, điện lực vào cuộc thay công tơ điện, nhà máy nước kiểm tra đồng hồ nước”.

Theo đó, tổng diện tích quy hoạch xây dựng 4.342,2m2 (theo GCN QSDĐ số AE 761073 do sở TN&MT cấp năm 2006); diện tích xây dựng công trình 3.056,1m2, mật độ xây dựng toàn khu lên tới 70,38%. Riêng khu nhà ở thấp tầng: các lô đất từ số 01 đến 08 mật độ xây dựng 100%, các lô đất từ 09-13 mật độ xây dựng 88,9%.

Các hạng mục công trình chính được thể hiện trong mặt bằng quy hoạch như sau: Khối toà nhà dịch vụ thương mại, căn hộ cao cấp, cao 31 tầng nổi, 01 tầng hầm và 01 tầng bán hầm, diện tích xây dựng 1.940,0m2. Trong đó 01 tầng hầm và 01 tầng bán hầm: Bố trí để xe, diện tích 2.491,4m2x2=4.982,8m2. Tầng 01: bố trí phòng sinh hoạt cộng đồng, khu dịch vụ thương mại và khu vực đỗ xe, diện tích sàn 1.865,0m2. Tầng 02 đến tầng 31: Bố trí căn hộ chung cư, diện tích mỗi sàn 1.691,0m2.

Nhà ở thấp tầng (liền kề) cao 4 tầng và 1 tum, tổng số 13 lô, diện tích đất xây dựng 1.101,1m2. ngpài ra còn có trạm phát điện dự phòng diện tích xây dựng 15m2, sân đường nội bộ, lối vào khối nhà dịch vụ thương mại và chung cư.

Tại quyết định này, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Xuân Đường giao về tiến độ thực hiện: Chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục liên quan để khởi công xây dựng trong vòng 12 tháng và đầu tư xây dựng xong đưa dự án vào sử dụng trong thời hạn tối đa 24 tháng kể từ ngày quyết định này có hiệu lực. Sau thời hạn trên nếu không thực hiện đúng, UBND tỉnh sẽ thu hồi Quyết định này và không được bồi thường bất kỳ nội dung nào.


Nhiều tồn tại tại dự án chung cư Bảo Sơn Green Pearl gây mất ANTT trong thời gian vừa qua. Nếu không được giải quyết sớm tình hình sẽ phức tạp hơn.

Ngày 20/5/2016, Cục Quản lý hoạt động xây dựng (thuộc Bộ Xây dựng) có văn bản số 421 về việc thông báo kết quả thẩm định Thiết kế cơ sở công trình Toà nhà dịch vụ, thương mại, căn hộ cao cấp và nhà ở tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An.

Đáng chú ý tại văn bản này, Cục đã có ý kiến: Diện tích phòng sinh hoạt cộng đồng 205m2 (bố trí tại tầng 01) chưa đáp ứng đủ yêu cầu cho công trình, phải bố trí đủ diện tích theo đúng quy định.

Ngày 10/8/2016, Sở Xây dựng Nghệ An cấp Giấy phép xây dựng số 96 GP/SXD cho CTCP Tập đoàn Đầu tư xây dựng và Du lịch Bảo Sơn (có địa chỉ tại 50 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội) do ông Nguyễn Trường Sơn làm tổng giám đốc kiêm TC HĐQT. Trước khi được cấp GPXD, Dự án này đã được xử phạt tại Quyết định số 5407 ngày 11/7/2016 của UBND TP Vinh.

Vi phạm nghiêm trọng nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại?

Không chỉ chậm tiến độ, CTCP Tập đoàn ĐTXD và Du lịch Bảo Sơn còn ngang nhiên vi phạm nghiêm trọng về quy hoạch, giấy phép xây dựng.

Cụ thể ngày 6/8/2020, Đội Quản lý Trật tự Đô thị (QLTTĐT) TP Vinh do ông Nguyễn Văn Hà làm phó đội trưởng, ông Lê Ngọc Đông tổ trưởng tổ số 4, ông Vương Viết Huân tổ phó đã lập biên bản kiểm tra hiện trạng đối với Cty Bảo Sơn do bà Nguyễn Thị Thu Hà làm tổng giám đốc.


Mật độ xây dựng tại dự án này lên tới 70,38%, thuộc dạng cao nhất TP Vinh.

Theo biên bản số 50 thì "Tại hạng mục số 01 Toà nhà dịch vụ thương mại, căn hộ cao cấp nhà ở Phòng sinh hoạt cộng đồng tầng 01 được chuyển đổi thành gara để xe có diện tích 205m2; chuyển phòng sinh hoạt cộng đồng từ tầng 01 lên tầng 02 và tăng diện tích từ 205m2 thành 465m2 (theo thiết kế cơ sở được phê duyệt tầng 2 gồm 18 căn hộ nhưng thực tế xây dựng thành 12 căn hộ). Công trình đang hoàn thiện chưa nghiệm thu. Tổng diện tích sàn xây dựng công trình 55.355m2”.

Cùng ngày biên bản vi phạm hành chính số 165 cũng được Đội QLTTĐT TP Vinh lập với hàn vi vi phạm hành chính "Tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp số 96 do Sở Xây dựng Nghệ An cấp ngày 10/8/2016”.

Ngày 13/8/2020, ông Lê Sỹ Chiến – PCT UBND TP Vinh ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 1039 đối với CTCP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn.

Với hiện trạng, hành vi đã nêu ở trên, Cty này đã vi phạm Quy định tại Điểm c, Khoản 4, Điều 15 nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/01/2017 của Chính phủ với mức phạt tiền 40 triệu đồng.

Các biện pháp khắc phục hậu quả: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, Cty Bảo Sơn phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng. Hết thời hạn này, CTCP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn không xuất trình được giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

Quyết định xử phạt nghiêm minh là thế nhưng đến nay, đã gần 2 năm trôi qua, Cty này vẫn bất chấp, không thực hiện. Đặc biệt, các cơ quan chức năng của TP Vinh không có động thái quyết liệt, cứng rắn nên sai phạm này ngang nhiên kéo dài nhiều năm nay. Dư luận đặt dấu hỏi, phải chăng chủ đầu tư đang thách thức pháp luật ?

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Việt Đức – Trưởng phòng quản lý đô thị TP Vinh cho biết: CTCP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn đã bị xử phạt 40 triệu đồng và đã nộp phạt, tuy nhiên đến nay hậu quả vẫn chưa được khắc phục. Thời gian tới chúng tôi sẽ đôn đốc xử lý.

Để có thông tin khách quan về việc, vì sao thời hạn khắc phục hậu quả là 60 ngày nhưng đến nay đã gần 2 năm trôi qua, Cty vẫn không chịu thực hiện, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Minh – Giám đốc chi nhánh Nghệ An  - CTCP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn. Tuy nhiên ông Minh cho biết: Về vấn đề xây dựng, quy hoạch phóng viên phải trao đổi với bên BQL Dự án chứ ông không nắm rõ.

Ngay sau đó, ông Minh cho gọi ông Trần Đăng Thành – Phó ban QLDA lên trao đổi, cung cấp thông tin. Ông Thành khẳng định "chắc nịch” là sau khi có quyết định xử phạt của UBND TP Vinh, Cty Bảo Sơn đã thực hiện các thủ tục xin điều chỉnh giấy phép, quy hoạch và đã được các cơ quan chức năng cho phép (?!). 


Phòng sinh hoạt cộng đồng tầng 01 với diện tích 205m2 được chuyển đổi thành gara để xe, trong khi đó theo thiết kế cơ sở được phê duyệt tầng 2 gồm 18 căn hộ nhưng thực tế xây dựng thành 12 căn hộ.

Chúng tôi đề nghị được cung cấp các văn bản này thì ông Thành cho biết sẽ gửi qua email, hiện tại bản cứng không cầm đi. Tuy nhiên đến ngày hôm sau, ông Thành gửi cho chúng tôi vài bức ảnh chụp hồ sơ thiết kế cơ sở được Cục Quản lý hoạt động xây dựng (thuộc Bộ Xây dựng) thẩm định từ các năm 2018-2019 (trước thời điểm xử phạt vi phạm hành chính). Không hiểu ông Thành đang cố tình lừa dối dư luận hay ông có sự nhầm lẫn nào đó?! Sau đó chúng tôi liên tục gọi lại để được giải đáp các thắc mắc nhưng ông này đã không bắt máy.

Đến nay, chủ đầu tư là CTCP Bảo Sơn đã bán hàng trăm căn hộ cho khách hàng và rất nhiều hộ dân đã vào ở. Tuy nhiên, do hậu quả xây dựng sai quy hoạch, GPXD chưa được khắc phục nên chủ đầu tư không thể bàn giao sổ hồng cho cư dân sau nhiều năm hứa hẹn. Quá bức xúc về vấn đề này, mới đây cư dân chung cư Bảo Sơn 72 Lê Lợi lại tiếp tục căng băng rôn, biểu tình đòi quyền lợi.

Đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An vào cuộc lập lại kỷ cương, trật tự xây dựng cũng như trả lại quyền lợi chính đáng cho các cư dân tại dự án chung cư Bảo Sơn Green Pearl.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi thông tin vụ việc tới bạn đọc./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.