moitruongplus Vừa qua, một số doanh nghiệp bức xúc tố đơn vị tổ chức bán đấu giá tài sản tại Cty điện lực Thái Bình đã "lập lờ” thông tin về điều kiện, tiêu chuẩn để gây khó cho đơn vị mua hồ sơ tham giá đấu giá.
Được biết, Công ty đấu giá hợp danh tài sản Đông Đô (Công ty Đông Đô) được lựa chọn là đơn vị bán đấu giá tài sản của Công ty điện lực Thái Bình (Chi nhánh Tổng Công ty điện lực Miền Bắc) với tài sản là "vật tư, thiết bị, tài sản thu hồi đề nghị thanh lý quý II năm 2021 của Công ty điện lực Thái Bình”, được định giá khởi điểm là 3,340 tỷ đồng.
Trụ sở Công ty điện lực Thái Bình
Việc bán đấu giá tài sản này được thông báo công khai vào ngày 2/8/2021 và ngày 5/8/2021 của Công ty đấu giá hợp danh tài sản Đông Đô trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản với các thông tin: Thời gian bắt đầu đăng ký tham gia đấu giá vào 8h ngày 31/7/2021; thời gian kết thúc đăng ký tham gia đấu giá vào 17h ngày 10/8/2021; thời gian bắt đầu nộp tiền đặt trước vào 8h ngày 10/8/2021; thời gian kết thúc nộp tiền đặt trước vào 17h ngày 12/8/2021; thời gian tổ chức cuộc đấu giá vào 10h ngày 13/8/2021 tại số 2A ngõ 39 Tú Mỡ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Theo phản ánh của một số đơn vị có nguyện vọng tham gia vụ đấu giá trên cho biết, khi đại diện doanh nghiệp đến mua hồ sơ tại trụ sở Công ty Đông Đô tại số 2A ngõ 39 Tú Mỡ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội thì đều bị nhân viên của công ty này gây khó và nhất quyết không bán hồ sơ.
Một số doanh nghiệp đến mua hồ sơ đã bất lực ra về do không tiếp cận được với đơn vị bán hồ sơ. Trường hợp khách hàng kiên trì "đeo bám” khi đã may mắn vào được văn phòng Công ty Đông Đô, thì được nhân viên công ty này đưa ra đủ các lý do không đúng quy định để từ chối việc bán hồ sơ.
Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, anh N.V.V – đại diện Công ty TNHH MT NS bức xúc cho biết: Chiều ngày 03/8/2021, khi đến văn phòng Công ty Đông Đô mua hồ sơ, tôi đã mang đầy đủ giấy tờ của công ty có liên quan theo quy định và yêu cầu trong hồ sơ đã được nhân viên của Công ty Đông Đô đối chiếu và xác nhận đầy đủ.
Tuy nhiên, đại diện Công ty Đông Đô bất ngờ yêu cầu khách hàng đăng ký tham gia đấu giá phải có giấy phép xử lý chất thải nguy hại, có chức năng xử lý đối với các mã CTNH bao gồm: 160107, 190603, 190201. Tất cả nội dung yêu cầu này không được thông báo bằng văn bản, mà chỉ được yêu cầu bằng miệng từ nhân viên của công ty này.
Từ yêu cầu "trên trời” và không đúng quy định trên, đại diện Công ty Đông Đô thẳng thắn từ chối bán bán hồ sơ cho công ty tôi.
Không đồng tình với cách làm việc "bằng miệng” của người này, tôi đã nhiều lần yêu cầu họ đưa ra văn bản thông báo chính thức về việc hồ sơ yêu cầu phải đáp ứng được các mã chất thải nêu trên. Nhưng phía Công ty Đông Đô không đưa ra được bắt cứ tài liệu chứng minh, mà chỉ nói không bán hồ sơ ?!
Tổng cộng tôi đã đến Công ty Đông Đô 3 lần liên tục trong các ngày 3-4-5/8/2021, nhưng đều được công ty này trả lời bằng miệng là không bán hồ sơ, nguyên nhân được đưa ra là công ty tôi không đủ điều kiện tham gia mà không giải thích gì thêm – anh N.V.V bức xúc cho biết.
Ngoài ra, theo đại diện Công ty MT NS thì không chỉ riêng đơn vị này bị "hành” mà nhiều công ty khác cũng phải chịu ảnh hưởng tương tự và không thể mua được hồ sơ.
Trong một diễn biến khác, do không thể thuyết phục được Công ty Đông Đô "nhả” hồ sơ, vì vậy Công ty MT NS đã làm đơn kiến nghị gửi đến đơn vị chủ tài sản là Công ty điện lực Thái Bình để xem xét, làm sáng tỏ nội dung vụ việc.
Theo anh N.V.V, ngoài việc gửi đơn kiến nghị trên, bản thân tôi đã chủ động liên hệ với ông Hà Trung Kiên – Phó Giám đốc Công ty điện lực Thái Bình để phản ánh trực tiếp về vụ việc.
Sau khi tiếp nhận thông tin, ông Hà Trung Kiên cho biết, vụ việc này do Trưởng phòng kế toán của Công ty điện lực Thái Bình phụ trách, nên có gì trao đổi trực tiếp với người này sẽ được giải đáp tất cả những kiến nghị, thắc mắc của công ty tôi.
Ngay sau đó, ông Hà Trung Kiên nhắn cho tôi số điện thoại của Trưởng phòng kế toán công ty, nhưng khi tôi liên lạc theo số mày này thì luôn báo bận không thể liên lạc được, ngay cả khi tôi sử dụng nhiều số điện thoại khác để liên hệ nhưng cũng rơi vào cảnh tương tự, và không thể liên hệ được với vị Trưởng phòng kế toàn này ?!
Hàng loạt tin nhắn của đại diện Công ty MT NS đến số máy của Phó Giám đốc Công ty điện lực Thái Bình Hà Trung Kiên, nhưng không được vị này phản hồi.
Mang sự việc trên trao đổi lại với ông Hà Trung Kiên, thì bất ngời ông Kiên cũng không nghe máy, sau đó là hàng loạt tin nhắn được gửi đến vị Phó Giám đốc này cũng không nhận được sự phản hồi.
Để làm rõ nội dung phản ánh trên, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã liên hệ với ông Hà Trung Kiên – Phó Giám đốc Công ty điện lực Thái Bình. Qua điện thoại ông Kiên từ chối trả lời câu hỏi của PV về nguyên nào khiến ông không phản hồi những ý kiến sự phản ánh của đại diện doanh nghiệp liên quan đến vụ đấu giá tài trên. Ông Kiên từ chối trả lời, và hướng dẫn PV liên hệ với Văn phòng công ty.
Như vậy, Công ty điện lực Thái Bình với vai trò là chủ sở hữu tài sản trên, nhưng khi những "lùm xùm” về việc các doanh nghiệp bị gây khó dễ trong việc mua hồ sơ tham gia đấu giá, thì đơn vị này lại tỏ ra thờ ơ, có biểu hiện "né” tránh trách nhiệm làm rõ sự việc trên.
Đến đây dư luận có quyền đặt nghi vấn có hay không việc chủ sở hữu tài sản đã "bắt tay” với đơn vị tổ chức bán đấu giá, để biến vụ đấu giá trên trở thành cuộc đấu giá "nội bộ” để thao túng, ghìm giá đối với số tài sản đấu giá trên để đơn vị trúng đấu giá hưởng lợi, còn ngân sách nhà nước sẽ bị thất thu?
Được biết, liên quan đến nội dung trên, hiện nay một số doanh nghiệp đã gửi đơn tố cáo Công ty điện lực Thái Bình và Công ty Đông Đô đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền của tỉnh Thái Bình như: Sở Tư pháp, Công an tỉnh Thái Bình để điều tra làm sáng tỏ sự việc.
Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin sự việc.
Theo MTĐT
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.