moitruongplus Dù chưa được cấp các loại giấy phép như: xây dựng, kinh doanh, nhưng Farmstay Sâm Phát IaLy (thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh) vẫn ngang nhiên xây dựng nhà cửa, hồ bơi trái phép trên đất nông nghiệp, thậm chí còn thu tiền vào cổng.

Đã xây dựng trái phép còn quảng cáo rầm rộ!

Thời gian qua, Farmstay Sâm Phát IaLy (TDP 3, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh) nổi lên như một địa điểm thu hút khá đông du khách mỗi dịp nghỉ lễ, nơi đây được nhiều người nhắc đến như là một địa điểm tham quan du lịch có view đẹp nhìn ra công trình thủy điện Ia Ly.

tm-img-alt

Tấm biển quảng cáo Farmstay Sâm Phát Ia Ly được treo lên cách UBND thị trấn Ia Ly khoảng 1km.

Trong vai du khách, PV có mặt tại Farmstay Sâm Phát IaLy (TDP 3, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh) cách UBND thị trấn Ia Ly khoảng 1,5 km. Trong quá trình tham quan, một người phụ nữ tự xưng là kế toán tại đây thu tiền vào cổng với giá 20.000 đồng/người. Khi PV hỏi một số thông tin xung quanh về Farmstay, thì người phụ nữ tự này nhiệt tình giới thiệu: "Diện tích đất tại đây hơn 10ha, chủ yếu là trồng các loại cây ăn quả như mít, sầu riêng. Farmstay này mới được xây dựng từ cuối năm 2021, hiện tại có 5 phòng và 2 phòng đơn theo kiểu khung sắt, nhà chòi. Trong đó khu vực 2 phòng riêng lẻ có giá 400.000 đồng/ngày đêm, còn 3 phòng phía dưới kia mỗi phòng giá 600.000 đồng/ngày đêm. Còn 2 phòng đơn theo kiểu chòi có giá 200.000 đồng/ngày đêm. Ngoài ra, tại đây có phục vụ ăn uống, câu cá thư giãn, đốt lửa trại, đánh cồng chiêng… tùy theo nhu cầu của du khách. Vào những ngày thường, nơi đây chỉ đón vài chục khách, mới đợt lễ 30/4 và 1/5, mỗi ngày khoảng vài trăm đến cả ngàn lượt khách đến tham quan, vui chơi, ăn uống, bơi lội…”.

tm-img-alt

Nhân viên tại đây sẽ thu tiền vào cổng với giá 20.000 đồng/người.

Theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử ngày 6/5, bên trong Farmstay Sâm Phát IaLy là một hệ thống khu du lịch được xây dựng hiện đại bao gồm: 5 ngôi nhà xây dựng kiên cố theo kiểu homestay, nhiều nhà chòi được xây dựng nhằm phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi và một số ao nuôi cá. Xung quanh Farmstay được trồng nhiều loại cây ăn trái như mít, sầu riêng, tất cả đường đi lại đều được làm bằng bê tông. Nằm ở trung tâm là hồ bơi lớn, có vách ngăn chia cách khu vực trẻ em có độ sâu từ 80cm đến 1m và khu vực người lớn sâu khoảng 1m6. Tuy nhiên, tại khu vực hồ bơi không thấy bóng dáng lực lượng cứu hộ hay giám sát khi mà đa phần người bơi tại đây là các em nhỏ tuổi, nếu xảy ra vấn đề gì thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.

tm-img-alt

Khu vực hồ bơi không thấy bóng dáng lực lượng cứu hộ hay giám sát khi mà đa phần người bơi tại đây là các em nhỏ tuổi, nếu xảy ra vấn đề gì thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.

Làm Farmstay theo kiểu "tiền trảm hậu tấu”

Để tìm hiểu rõ hơn, ngày 11/5 PV MT&ĐT liên hệ làm việc với UBND thị trấn Ia Ly. Tại đây, ông Rơ Châm Vân - Chủ tịch UBND thị trấn cho biết: Chủ Farmstay này là ông Nguyễn Chất Sâm và khu vực Farmstay của ông Sâm có diện tích khoảng 11 ha đều là đất nông nghiệp. Ngoài diện tích trồng cây ăn trái thì tất cả những công trình, hạng mục được xây dựng đều trái phép vì làm trên đất nông nghiệp. Năm 2020, UBND thị trấn có mời ông Sâm lên làm việc để làm thủ tục đăng ký biến động đất đai, nhưng ông Sâm trả lời "Chủ tịch cũ đã lo xong thủ tục hết rồi”, nhưng khi kiểm tra lại thì chưa có bất cứ thủ tục nào được cấp phép.

Theo quy định thì trước khi xây dựng phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất, rồi mới xin giấy phép xây dựng, làm thủ tục đăng ký hoạt động kinh doanh, bán vé… Tuy nhiên, chủ cơ sở này không những không hoàn tất các thủ tục mà còn cho xây dựng nhiều công trình kiên cố, hoạt động du lịch trái phép trên đất nông nghiệp. Ngày 10/5, thị trấn có mời ông Sâm lên làm việc để hướng dẫn làm hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhưng do giá thuế đất sau thời điểm 2021 cao cho nên hiện nay ông Sâm vẫn kêu do đang khó khăn nên chưa thực hiện được.

Ông Vân cho biết thêm: Cũng trong buổi làm việc ngày 10/5, UBND thị trấn đã cho thời hạn ông Sâm phải hoàn tất các thủ tục giấy tờ, pháp lý trong 5/2022, nếu không hoàn thành các thủ tục, thị trấn sẽ báo cáo UBND huyện để cưỡng chế, đóng cửa cơ sở này.

"Thời điểm hiện tại, phía đại diện Farmstay Sâm Phát IaLy chỉ đang làm thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, còn lại tất cả những thứ khác đều chưa được cấp phép”, ông Rơ Châm Vân - Chủ tịch UBND thị trấn Ia Ly cho biết.

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt

Bên trong khuôn viên Farmstay Sâm Phát Ia Ly.

Nhiều vấn đề đặt ra: Việc Farmstay Sâm Phát IaLy xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp chỉ cách UBND thị trấn Ia Ly khoảng 1,5 km nhưng chính quyền địa phương lại không thể xử lý, ngăn chặn cơ sở này ngay từ đầu. Đến khi phát hiện sự việc thì thiếu kiên quyết trong xử lý dẫn đến việc xây dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng mà không bị cưỡng chế.

Dư luận cho rằng, phải chăng có ai "bảo kê” cho ông Sâm xây dựng, kinh doanh Farmstay trái phép trên đất nông nghiệp?


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

trhrr
fasfds
htry
fggr

Đồng Nai: Hơn 1 ha đất trồng lúa “biến thành” trạm vận tải của Chi nhánh Cty Vạn Công Thành?

Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.

Ứng Hòa: Trạm trộn bê tông hoạt động không phép gây ảnh hưởng đến môi trường tại xã Phương Tú

Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.

Gia Lai: Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các điểm thu gom mủ cao su Công ty 75

Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.

Thừa Thiên Huế: Cần kiểm tra tình trạng khai thác khoáng sản, gây ô nhiễm của mỏ đá Sơn Thủy

Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Phạt hơn 5 tỷ đồng một giám đốc doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vì hành vi khai thác đá trái phép

Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Tồn tại nhiều bất cập về hạ tầng trên đường vào Khu công nghiệp Long Đức

Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.