Bắc Giang: Dự án gần 400 tỷ đồng hủy hoại môi trường, "uy hiếp" tính mạng người dân
Thứ tư, 4/5/2022 | 8:45:49 Sáng
moitruongplusHoạt động thi công dự án nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 291 tại huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang) đang gây ô nhiễm kinh hoàng, "uy hiếp" sức khỏe và tính mạng của người dân.
Kinh hoàng nạn thi công ẩu tại dự án gần 400 tỷ đồng ở Bắc Giang
Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 291 qua địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang được triển khai thực hiện từ tháng 9/2021. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp Bắc Giang làm chủ đầu tư với tổng chiều dài 16,3 km. Điểm đầu tại km0+00 thuộc địa bàn xã Yên Định (giao với quốc lộ 31), điểm cuối tại km16+300 thuộc địa phận thị trấn Tây Yên Tử (giao cắt với đường tỉnh 293). Tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 370 tỷ đồng, trong đó vốn hỗ trợ mục tiêu ngân sách T.Ư gần 369 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách tỉnh. Tổng thể dự án có 3 gói thầu do 3 đơn vị là Công ty Cổ phần Đầu tư Truyền thông và xây dựng Thành An; Liên danh Công ty CP XD Thiên Ân và Công ty Lâm Việt; Liên danh công ty CP XD Xuân Hồng và Công ty CP xây dựng Thảo Nguyên thi công.
Hàng vạn m3 đất, đá thải của dự án đổ trái phép, xâm phạm nghiêm trọng lòng sông, suối thuộc địa bàn huyện Sơn Động.
Liên quan đến dự án trên, thời gian gần đây, người dân sống ven tuyến đường tỉnh 291 đi qua các xã Yên Định, Tuấn Đạo và thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, luôn phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và nơm nớp lo sợ mỗi khi đi qua tuyến đường này.
Cụ thể, theo ghi nhận thực tế của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam về hiện trạng thi công dự án, dễ dàng nhận thấy dọc tỉnh lộ 291, các nhà thầu đang tiến hành bạt đồi, đánh cấp tạo khuôn mở rộng đường trên cơ sở cốt nền đường cũ, đã khiến một lượng lớn đất thải rơi vãi khắp nơi. Cả tuyến đường nhầy nhụa, trơn trượt mỗi khi trời mưa, còn khi nắng nóng thì bụi bẩn bay trắng trời.
Những hố sâu rất nguy hiểm nằm sát đường giao thông nhưng chỉ được đặt mấy chiếc cọc, chăng vài sợi dây sơ sài không đảm bảo ATGT.
Nhiều khu vực xuất hiện những tảng đã lớn nằm ngổn ngang dọc đường nhưng không được thu dọn, gây cản trở giao thông. Đặc biệt, tại công trường thi công đoạn qua xã Tuấn Đạo, nhiều người dân qua đây không khỏi rùng mình khi chứng kiến cảnh những chiếc máy xúc "ngự” trên đỉnh đồi vô tư hoạt động san gạt đất, đá xuống ngay sát đường giao thông.
Một khu vực thi công gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người dân là thế, nhưng cả khu vực này không có biển cảnh báo hay lực lượng phân luồng giao thông, khiến nhiều người phải dừng lại quan sát thật kỹ mới dám di chuyển qua khu vực này, bởi chỉ cần chủ quan là đất, đá sẽ đe doạ sự an toàn họ. Chứng kiến cảnh tượng trên nhiều người không khỏi lắc đầu, ngán ngẩm.
Cũng theo ghi nhận, tại nhiều khúc cua và khu vực thi công làm cầu, cống xuất hiện những hố sâu hun hút ngay sát đường giao thông nhưng cũng chỉ được đặt mấy chiếc cọc, chăng vài sợi dây sơ sài không đảm bảo cảnh báo ATGT nên rất nguy hiểm.
Bà Bùi Thị Thảo ở xã Tuấn Đạo chia sẻ: Nhiều tháng qua, người dân ở các xã nơi dự án đang triển khai thi công luôn sống trong cảnh ngày nắng thì bụi bay mù mịt, ngày mưa thì lầy lội nhớp nhúa từ hoạt động xẻ đồi, đổ thải bừa bãi của nhà thầu thi công. Đặc biệt, việc thi công tuyến đường thiếu các biện pháp bảo đảm an toàn đã gây nguy cơ tai nạn rất lớn đối với người và phương tiện lưu thông qua khu vực.
Cả tuyến đường nhầy nhụa, trơn trượt, bị bủa vây bởi chất thải của dự án
Trong một diễn biến khác, quá trình thi công dự án đã tạo ra hàng vạn m3 đất, bùn thải, do đó dọc tuyến đường 291 đã xuất hiện những bãi đất, đá thải khổng lồ. Đường tỉnh 291 vốn có nhiều đoạn bám dọc theo sông Khe Dân và sông Trại Chùa. Địa hình tuyến đường với đặc thù một bên giáp đồi núi, một phía giáp sông, suối. Lợi dụng đặc điểm này, các nhà thầu thi công đã đổ thẳng đất thải ra vệ sông Khe Dân và sông Trại Chùa. Bằng mắt thường cũng dễ dàng nhận thấy hàng loạt điểm ở các con sông này bị vùi lấp bằng hàng vạn khối đất thải của dự án, nhiều đoạn bị xâm phạm ra tận lòng sông, "bóp nghẹt” dòng chảy. Trông thật xót xa!
Một hạng mục thi công tại dự án đã tạo hố sâu ngay sát nhà dân nhưng không được đơn vị thi công rào chắn, đặt biển cảnh báo đã "uy hiếp” sự an toàn của người dân.
Điều khiến dư luận xã hội băn khoăn là dự án nâng cấp, cải tạo tuyến đường 291 chỉ với chiều dài 16,3km, được làm dựa trên nền tảng của tuyến đường cũ nhưng có mức đầu tư lên đến hơn 370 tỷ đồng. Tính ra, để làm được con đường này, chủ đầu tư phải bỏ ra khoảng 22,699 tỷ đồng cho mỗi km đường. Giá trị đầu tư là rất lớn cho mỗi km đường, nhưng những hoạt động thi công đã và đang diễn ra thì không tương xứng.
Ông Nguyễn Đức Hạnh trú tại thị trấn Tây Yên Tử chia sẻ: Dự án làm đường thì phải có điểm đổ thải phù hợp để bảo vệ môi trường. Tuy vậy, tại dọc tuyến đường này cứ hở chỗ nào là họ đổ thải vào, từ khu đất trống đến lòng sông đâu đâu cũng là đất, bùn thải. Khu vực này vào mùa mưa thường xuyên có lũ lớn, nếu dòng sông bị xâm hại như vậy thì nguy cơ mất an toàn càng nghiêm trọng hơn.
Công nhân thi công ngoài công trường không được trang bị bảo hộ lao động theo quy định, gây mất an toàn lao động
Qua diễn biến và thực tế thi công tại dự án trên, và để đảm bảo sử dụng hiệu của nguồn ngân sách của Trung ương cũng như của địa phương. Chúng tôi kính đề nghị lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang sớm vào cuộc chỉ đạo các Sở, ngành chức năng có liên quan tiến hành thanh kiểm tra làm rõ vai trò, trách nhiệm quán lý dự án đối với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp Bắc Giang và đơn vị tư vấn giám sát dự án. Đồng thời xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật trong việc đổ thải không đúng quy định của các nhà thầu thi công dự án (nếu có), sớm trả lại môi trường trong lành vốn có của khu vực này.
Trả lời báo chí ông Nguyễn Đức Thuận, Chủ tịch UBND xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động cho biết: Phần lớn dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 291 đi qua địa bàn xã Tuấn Đạo. Từ khi triển khai dự án, các nhà thầu và UBND xã đã thống nhất 2 điểm đổ vật liệu là khu vực xây dựng trường mầm non xã và 1 khu vực làm sân vận động xã. Tuy vậy, trong quá trình thi công, tại một số khu vực nhà thầu đã tự thỏa thuận với một số người dân tiến hành đổ đất san lấp diện tích đất. Tại một số khu vực có hiện tượng đổ đất thải xuống ven sông làm thu hẹp lòng sông. Về vấn đề này, UBND xã sẽ họp với nhà thầu để có biện pháp chấn chỉnh.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.