moitruongplus Ngày 13/8, Cục QLTT TP.HCM cho biết, Cục này vừa kiểm tra, phát hiện 2 vụ vi phạm, thu giữ lượng lớn các trang thiết bị y tế phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trái phép trên địa bàn quận Bình Tân và Tân Phú.
Cụ thể, trước đó, ngày 12/8, Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã tiến hành một chiếc container, đang dừng đậu trong khuôn viên Kho 601, địa chỉ số 601-603-605 Quốc Lộ 1A, phường An Lạc, quận Bình Tân. Toàn bộ hàng hóa thuộc sở hữu của bà Bảo Nguyễn Thị Thùy, sinh năm 1990.
Toàn bộ hàng hóa thuộc sở hữu của bà Bảo Nguyễn Thị Thùy, sinh năm 1990.
Qua kiểm đếm hàng hóa thực tế, Cục Quản lý thị trường TP.HCM phát hiện nhiều kiện hàng hóa bên ngoài không có thông tin tên/số điện thoại, tổng cộng 13.828 đơn vị sản phẩm gồm: mặt hàng máy tạo oxy, dụng cụ đo nồng độ oxy trong máu, vỏ chai đựng oxy, thực phẩm bao gói sẵn, quần áo may sẵn, phụ tùng xe gắn máy, phụ kiện điện thoại… các loại, các hiệu, do Trung Quốc và Mỹ sản xuất.
Toàn bộ số hàng hóa đều có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, không có tài liệu liên quan đến chất lượng hàng hóa. Chủ cơ sở cũng không xuất trình được các hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa. Trong số đó có nhiều nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Cục Quản lý thị trường TP.HCM tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để thẩm tra, xác minh và xử lý theo đúng quy định pháp luật.
Cùng ngày, Đội Quản lý thị trường số 14, Cục Quản lý thị trường TP.HCM tiến hành kiểm tra đối với Công ty TNHH Thương mại Quốc Tế Tín Thực, địa chỉ số 550 đường Lũy Bán Bích, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, do bà Vũ Thị Thơm là người đại diện pháp luật.
Hàng loạt sản phẩm, thiết bị y tế các loại do Trung Quốc sản xuất, không có nhãn hiệu tiếng Việt bị phát hiện.
Qua kiểm tra thực tế, Đoàn kiểm tra phát hiện Công ty TNHH Thương mại Quốc Tế Tín Thực kinh doanh thiết bị y tế các loại do Trung Quốc sản xuất có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam; không có số lưu hành và hóa đơn, chứng từ.
Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã tiến hành tạm giữ 80 bộ kit xét nghiệm nhanh Covid-19 và 36 cái máy đo nồng độ oxy trong máu có dấu hiệu vi phạm với tổng giá trị là 15 triệu đồng để tiếp tục thẩm tra, xác minh và xử lý theo quy định pháp luật.
Theo Việt Vũ/Congluan.vn
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.