moitruongplus Tỉnh Hòa Bình đã thống nhất cho huyện Kim Bôi điều chỉnh quy hoạch không xây dựng nghĩa trang tại xã Bình Sơn và chăn nuôi lợn tại xã Cuối Hạ để chuyển sang mục đích phát triển đô thị, du lịch nghỉ dưỡng.
Một góc huyện Kim Bôi. Ảnh nguồn internet.
Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình, hiện nay UBND huyện Kim Bôi đang tiến hành lập và quản lý 28 đồ án quy hoạch.
Trong đó, có 1 đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện là quy hoạch xây dựng vùng huyện Kim Bôi được xây dựng với tỷ lệ 1/25.000 đến năm 2040 với diện tích 55.112,8 ha.
Huyện Kim Bôi cũng đang lập quy hoạch chung thị trấn Bo và vùng phụ cận, huyện Kim Bôi đến năm 2035 với quy mô 6.472 ha bao gồm địa giới hành chính thị trấn Bo, xã Kim Bôi và xã Vĩnh Đồng.
Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Bo và vùng phụ cận, huyện Kim Bôi đến năm 2035 đã được UBND tỉnh phê duyệt từ tháng 5/2021.
Tuy nhiên, sau khi đồ án được phê duyệt có nhiều đơn vị đề xuất tài trợ quy hoạch chi tiết và đề xuất đầu tư vào huyện, ngoài ra do điều chỉnh nắn tuyến đường nội thị thị trấn Bo để phù hợp với thực tế, chủ trương đầu tư dự án.
Ngoài ra, việc điều chỉnh hướng tuyến đường liên kết vùng Hòa Bình – Hà Nội và cao tốc Sơn La đã ảnh hưởng tới quy hoạch chung, dẫn tới chia cắt ranh giới nhiều phân khu trên địa bàn huyện. Các quy hoạch phân khu tập trung tại một số xã ranh giới chưa được khép kín nên việc kết nối giao thông, hạ tầng kỹ thuật chưa được đảm bảo.
Tại khu vực xã Cuối Hạ và xã Nam Thượng, Tập đoàn Sungroup hiện đang tài trợ quy hoạch chung các xã này với diện tích 1.300 ha, hiện nay chưa triển khai thực hiện do đơn vị tài trợ quy hoạch chưa phối hợp với huyện để tổ chức lập quy hoạch.
Huyện Kim Bôi cũng đang lập 20 đồ án quy hoạch phân khu, đơn cử như Quy hoạch dọc đường liên kết vùng Hòa Bình – Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình – Mộc Châu), đoạn qua huyện Kim Bôi dài 16,3 km.
Tuy nhiên trên toàn tuyến đường liên kết vùng đoạn qua huyện Kim Bôi gần như đã phủ kín các quy hoạch phân khu do các nhà đầu tư tài trợ vì vậy cần phải có quy hoạch 2 bên tuyến đường, để đảm bảo phát triển đồng bộ hạ tầng khu vực và hình thành khu đô thị mới của huyện tạo nguồn thu ngân sách cho địa phương.
UBND huyện Kim Bôi đề nghị lập quy hoạch hai bên đường liên kết vùng từ chân mái taluy đường hai bên, mỗi bên 86 m với chiều dài 8,5 km từ km1+00 đến km9+500, tổng diện tích quy hoạch khoảng 146 ha, trong đó diện tích đấu giá 42,5 ha, dự kiến thu ngân sách khoảng 2.000 tỷ đồng.
UBND huyện đang tổ chức lập đồ án quy hoạch xử lý rác thải, nghĩa trang và quy hoạch 6 sân golf trên địa bàn.
Tóm lại, công tác lập quy hoạch xây dựng của huyện Kim Bôi chưa đạt yêu cầu đặt ra, chất lượng quy hoạch chưa cao, cập nhật chưa đầy đủ; chưa có tư duy đột phá, tầm nhìn chưa tương xứng với tiềm năng, vị thế của huyện.
Vì vậy, lãnh đạo tỉnh Hòa Bình yêu cầu huyện Kim Bôi lập đồng thời các quy hoạch cần thiết còn thiếu, trong đó ưu tiên lập quy hoạch xây dựng vùng huyện và các quy hoạch phân khu tại các vị trí có tiềm năng lợi thế làm cơ sở xem xét đề xuất của các nhà đầu tư và tiếp tục thu hút đầu tư.
Rà soát lại quy hoạch chung xây dựng thị trấn Bo mở rộng, đề xuất UBND tỉnh xem xét giải quyết những bất cập, thiếu xót trong quá trình lập quy hoạch.
Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch phân khu tại các vị trí có tiềm năng như: Dọc đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và Cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu), các xã: Sào Báy, Vĩnh Tiến, Đông Bắc, Vĩnh Đồng, Cuối Hạ, Kim Bôi, Kim Truy và một số xã khác.
Trong quá trình lập quy hoạch phân khu, cần tính toán kỹ để xác định ranh giới, diện tích, quy mô, xác định rõ tính chất của khu vực lập quy hoạch, chú ý tỷ lệ đất dành cho giao thông chiếm ít nhất 24% diện tích đô thị.
Lãnh đạo tỉnh cũng yêu cầu các quy hoạch phân khu phải hoàn thành trước 30/9/2022, đồng thời huyện chủ động thực hiện các công việc khác để đủ điều kiện chấp thuận chủ trương đầu tư, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, đấu giá đất, nhà đầu tư có thể khởi công vào quý I/2023.
Tỉnh Hòa Bình cũng thống nhất điều chỉnh quy hoạch không xây dựng nghĩa trang tại xã Bình Sơn và chăn nuôi lợn tại xã Cuối Hạ để chuyển sang mục đích phát triển đô thị, du lịch nghỉ dưỡng. Nghiên cứu, đề xuất phương án Nhà nước khai thác nước khoáng nóng, cấp lại cho các dự án để phát huy tối đa hiệu quả nguồn tài nguyên và bảo đảm các dự án có nhu cầu đều được sử dụng./.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.