moitruongplus Vừa qua, nhiều doanh nghiệp tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai cho tăng tỷ lệ xây dựng trong các khu công nghiệp. Nếu được chấp thuận, các KCN sẽ có thêm hàng trăm ha đất để xây dựng nhà xưởng mở rộng sản xuất.
Theo Ban Quản lý các KCN Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh có 32 KCN đã thành lập với tổng diện tích hơn 10,2 ngàn ha. Diện tích đất đã cho thuê gần 6 ngàn ha, các DN thuê đất công nghiệp để làm nhà máy sản xuất tỷ lệ xây dựng chỉ từ 40-60%, theo chỉ tiêu mật độ xây dựng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BXD về quy hoạch xây dựng ban hành năm 2019, tỷ lệ xây dựng trong các KCN tối đa 70%.
Khu công nghiệp Biên Hoà (Ảnh minh hoạ)
Đề xuất nhiều lần
Từ khi quy định ban hành, các chủ đầu tư hạ tầng KCN và DN thuê đất trong KCN đã nhiều lần kiến nghị UBND tỉnh, Sở Xây dựng sớm hỗ trợ giải quyết hồ sơ tăng tỷ lệ xây dựng, giúp khai thác hết lợi thế từ đất đai. Trong gần 6 ngàn ha đất công nghiệp đã cho thuê, DN đã tiến hành xây dựng hơn 3 ngàn ha. Nếu UBND tỉnh chấp thuận cho DN nâng tỷ lệ xây dựng lên 70%, trong các KCN sẽ có thêm cả ngàn ha đất công nghiệp.
Trong bối cảnh Đồng Nai đang thiếu đất công nghiệp cho thuê, DN gặp khó khăn về dịch bệnh Covid-19, quy định này nếu được giải quyết sớm sẽ giúp DN bớt nhiều chi phí khi muốn mở rộng nhà máy sản xuất.
Ông Nguyễn Hoàng Dũng, Tổng giám đốc Công ty CP Thống Nhất (chủ đầu tư hạ tầng KCN Bàu Xéo) cho hay: "Công ty đang đề xuất UBND tỉnh chấp thuận cho các DN thuê đất trong KCN được tăng diện tích xây dựng lên mức tối đa theo quy định của Bộ Xây dựng. DN có thêm diện tích mở rộng nhà máy sản xuất, không tốn thêm chi phí thuê đất, hiệu quả thu được sẽ cao hơn”.
Thời gian qua, nhiều KCN khác như: Sông Mây, Hố Nai, Amata, Tam Phước, Loteco, Nhơn Trạch 5, Nhơn Trạch 6… đều kiến nghị cho tăng tỷ lệ xây dựng trong KCN. Tuy nhiên, việc này kéo dài gần 2 năm, DN cũng nhiều lần đề xuất nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết xong.
Theo đại diện Sở Xây dựng, Sở đang phối hợp với các địa phương, công ty hạ tầng KCN điều chỉnh quy hoạch cục bộ từng KCN, sau khi hoàn tất thủ tục sẽ trình UBND tỉnh phê duyệt để tăng diện tích xây dựng.
Giải quyết nhanh cho DN
Mới đây, khi làm việc với các công ty hạ tầng KCN, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng đã yêu cầu Sở Xây dựng, các địa phương và công ty hạ tầng KCN phải phối hợp với nhau, nhanh chóng hoàn thành các thủ tục để UBND tỉnh phê duyệt cho các DN để họ có thêm diện tích đầu tư xây dựng thêm các xưởng, lắp đặt dây chuyền sản xuất để tăng công suất. DN hoạt động hiệu quả, tăng doanh thu sẽ đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước.
Hiện nay, giá thuê đất tại các KCN của Đồng Nai từ 140-160 USD/m2, tăng thêm tỷ lệ xây dựng DN sẽ tiết kiệm được chi phí thuê đất, giảm giá thành trong sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc giải quyết nhanh vấn đề DN trong các KCN đang gặp vướng mắc còn giúp cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh tốt hơn. Tới đây, Đồng Nai sẽ mở rộng và thành lập mới hơn 10 KCN, sẽ thu hút được dòng vốn chất lượng cao của DN có vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Phó trưởng ban phụ trách Ban Quản lý các KCN Đồng Nai Phạm Văn Cường cho biết, vấn đề vướng mắc của nhiều KCN trên địa bàn tỉnh là giải phóng mặt bằng, thủ tục để tăng tỷ lệ xây dựng trong từng KCN. Việc giải phóng mặt bằng thường kéo dài thời gian vì liên quan đến nhiều hộ dân phải thu hồi đất và trong đó có những hộ chưa đồng thuận, vì cho rằng giá bồi thường chưa cao. Còn việc tăng tỷ lệ xây dựng thì phải điều chỉnh lại quy hoạch chi tiết có thể đẩy nhanh tiến độ để hỗ trợ DN./.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.