moitruongplus Theo oilprice, lúc 6 giờ 15 phút ngày 11-4 (giờ Việt Nam), giá dầu thô WTI của Mỹ giao tháng 5 được giao dịch ở mức 97,49 USD/thùng, giảm 0,77 USD, tương đương 0,78%.
Ảnh minh họa
Phiên giao dịch sáng nay, 11/4 (Giờ Việt Nam), giá dầu đồng loạt giảm mạnh, tiếp đà giảm tuần trước khi lo ngại về thiếu hụt nguồn cung giảm dần.
Cụ thể, dầu WTI giảm 1,36 USD/thùng tương ứng 1,38% xuống mức 96,90 USD/thùng; Dầu Brent giảm 1,74 USD/thùng tương ứng 1,69% xuống mức 101,04 USD/thùng.
Bất chấp chiến sự giữa Nga và Ukraine vẫn còn tiếp diễn, tuy nhiên lo ngại về mất cân bằng cung – cầu trên thị trường năng lượng nói chung và thị trường dầu thô nói riêng giảm dần, khi mà các nước tiêu thụ dầu lớn liên tục tung ra các chính sách nhằm "hạ nhiệt” giá.
Cụ thể, việc các nước thuộc Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA kết hợp với Mỹ nhằm tung ra 240 triệu thùng dầu trong đợt giải phóng dầu từ kho dự trữ lần thứ 2 trong năm 2022 là yếu tố chính đẩy giá dầu WTI xuống dưới vùng 100 USD/thùng.
Như vậy, theo dự kiến, trong vòng 6 tháng thị trường sẽ được bổ sung khoảng 1,7 triệu thùng dầu/ngày, phần nào bù đắp sản lượng thiếu hụt từ Nga.
Dữ liệu cho thấy sản lượng dầu và khí ngưng tụ từ Nga trong tháng 3 vừa qua vẫn ở mức trên 11 triệu thùng/ngày, giảm không đáng kể 50,000 thùng/ngày so với tháng 2, gợi ý ngành năng lượng của Nga có thể chưa chịu hậu quả quá nghiêm trọng dưới tác động của các lệnh cấm vận của Mỹ và một số nước phương Tây.
Mặt khác, thông tin từ Thượng Hải, thành phố đóng góp gần 3,8% GDP và gần 4% nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu tại Trung Quốc, tiếp tục phong tỏa để hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19 cũng là một yếu tố gây áp lực đến giá.
Hiện, 73 trong số 100 thành phố lớn nhất của Trung Quốc đã áp dụng các hạn chế để phòng dịch. Đây có thể là yếu tố cản trở đà tăng trưởng cũng như nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của quốc gia nhập khẩu dầu lớn thứ 2 trên thế giới.
Tuy vậy, đà giảm của giá dầu phần nào được hạn chế, khi giới phân tích nhận định thị trường sẽ tiếp tục duy trì trạng thái thiếu hụt. Việc các chính phủ mở kho dầu dự trữ cũng có thể cản bước các nhà sản xuất tư nhân gia tăng sản lượng.
Trong tuần vừa rồi, các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ tăng 16 giàn khoan lên tổng số 689 chiếc, mức cao nhất kể từ tháng 3/2020. Nhưng, theo báo cáo dầu hàng tuần của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ EIA, sản lượng dầu thực tế tại Mỹ vẫn chỉ ở mức 11,8 triệu thùng/ngày, thấp hơn đáng kể mức 12,3 triệu thùng/ngày trước khi dịch Covid-19 xuất hiện.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.