moitruongplus Theo đó, tổng quy mô diện tích các ô đất điều chỉnh quy hoạch rộng hơn 15,3ha, quy mô sau điều chỉnh là 1.636 người (giảm 2.045 người).
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Nam Thăng Long (Khu đô thị Ciputra) giai đoạn 2, tỷ lệ 1/500 tại một số ô đất quy hoạch thuộc quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm.
Theo đó, tổng quy mô diện tích các ô đất điều chỉnh quy hoạch rộng hơn 15,3ha, quy mô sau điều chỉnh là 1.636 người (giảm 2.045 người).
Việc điều chỉnh tập trung vào việc cơ cấu, bố trí lại vị trí ô đất có chức năng tương ứng gồm trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường mầm non gộp với ô đất có chức năng trường trung học phổ thông, tổng diện tích khoảng hơn 46.000m2 thành ô đất trường học liên cấp ký hiệu THLC, diện tích hơn 46.000m2. Mật độ xây dựng 30%, tầng cao 5 - 9 tầng và 1 tầng hầm.
Khu đô thị Ciputra do nhà đầu tư Indonesia và Việt Nam hợp tác liên doanh xây dựng. (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, một số ô đất nhà ở cao tầng cũng được điều chỉnh thành ô nhà ở thấp tầng. Nguyên tắc điều chỉnh quy hoạch tuân thủ điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị H2-1, tỷ lệ 1/2000 tại một số lô đất trong ô quy hoạch ký hiệu B2, B3 – Khu đô thị Nam Thăng Long đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt đảm bảo sự đồng bộ giữa các cấp độ quy hoạch.
Cùng với đó, hoán đổi vị trí ô đất chức năng trên nguyên tắc đảm bảo cơ bản phương án diện tích đã được duyệt, khớp nối hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tổng thể theo quy hoạch chi tiết Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn II, tỷ lệ 1/500 đã được duyệt.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật xung quanh ô đất điều chỉnh cơ bản giữ nguyên theo quy hoạch chi tiết Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn II, tỷ lệ 1/500 đã được duyệt, chỉ bổ sung các tuyến giao thông nội bộ và công trình hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến đường nội bộ trong ô đất, đảm bảo phù hợp với phương án điều chỉnh quy hoạch tại ô đất.
Được biết, UBND quận Tây Hồ đã chủ trì phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, UBND quận Bắc Từ Liêm và đơn vị có liên quan tổ chức công bố công khai nội dung phê duyệt quy hoạch chi tiết trên tại trụ sở UBND quận Tây Hồ, Hà Nội để tổ chức, cơ quan có liên quan và Nhân dân được biết.
Khu đô thị Ciputra do nhà đầu tư Indonesia và Việt Nam hợp tác liên doanh xây dựng, là một trong những dự án khu đô thị quy mô lớn nhất miền Bắc. Khu đô thị được xây dựng và phát triển dựa trên mối tương quan cân bằng giữa không gian đô thị và môi trường tự nhiên, tạo nên một TP đa chức năng, đáp ứng nhu cầu về nhà ở, thương mại, du lịch nằm phía Tây Bắc, TP Hà Nội.
Hàng loạt hạng mục kiên cố và bán kiên cố được công ty Vạn Công Thành xây dựng trái phép trên 1 ha đất trồng lúa tại phường Tân Vạn, TP Biên Hoà. Các sai phạm này đã được "mời lên làm việc” nhưng sau đó không bị xử lý mà tiếp tục đưa vào sử dụng.
Không được cấp phép xây dựng, không đảm bảo các quy định về môi trường thế nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Hợp Quyết tại xã Phương Tú (Ứng Hòa) vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt thời gian dài gây ảnh hưởng đến môi trường khiến người dân bức xúc.
Tình trạng nước mủ tươi nổi bọt trắng xóa, chảy tràn lan ra môi trường xung quanh khiến mùi hôi bốc lên nồng nặc, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường tại một số điểm thu gom mủ cao su của Công ty 75.
Mỏ đá Sơn Thủy (xã Sơn Thủy - huyện A Lưới) của Công ty TNHH MTV Thanh Bình An, hiện đang gây bức xúc lớn trong cộng đồng dân cư vì khoảng cách khai thác không đủ an toàn và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngày 17/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Quốc Trung (sinh năm 1978, cư trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế) về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Đường vào Khu công nghiệp Long Đức (còn gọi là đường Lò Gạch - cầu Nước Trong, thuộc xã An Phước, huyện Long Thành) hiện còn một số bất cập về hạ tầng gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.